Khó kiểm soát khoai mì nhiễm bệnh

14/11/2018 15:15
14-11-2018 15:15:00+07:00

Khó kiểm soát khoai mì nhiễm bệnh

Bất chấp lệnh nghiêm cấm của cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh, khoai mì nhiễm bệnh khảm lá vẫn đang được mua bán tràn lan, khó kiểm soát.

Hom mì giống có dấu hiệu nhiễm bệnh bày bán tràn lan ở Tây Ninh. Ảnh: G.P

Mặc dù các đơn vị chức năng tỉnh Tây Ninh đã nghiêm cấm hành vi mua bán, trao đổi các giống khoai mì (sắn) bị nhiễm bệnh khảm lá để hạn chế dịch bệnh lan truyền nhưng thực tế khoai mì nhiễm bệnh vẫn đang được mua bán tràn lan, khó kiểm soát.

98% diện tích bị nhiễm bệnh

Số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV - Bộ NN-PTNT), cho biết tính đến tháng 10.2018, dịch bệnh khảm lá mì đã lan rộng và gây hại tại 12 tỉnh, thành trong cả nước với tổng diện tích nhiễm bệnh là 41.981 ha. Trong đó, nặng nhất là tại Tây Ninh với 35.000 ha, chiếm gần 98% diện tích khoai mì bị nhiễm bệnh. Kế đến gồm các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước và Phú Yên.

Theo đánh giá của Cục BVTV, các nghiên cứu đã xác định virus gây bệnh khảm lá mì chủ yếu qua 2 con đường chính là hom giống và bọ phấn trắng. Trong đó, virus gây bệnh khảm lá mì có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) tồn tại trong thân, lá và củ mì. Do đó, khi thân cây mì làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ mì của cây nhiễm bệnh còn sót lại trên ruộng khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm.

Trong khi đó, bọ phấn trắng cũng là tác nhân gây nhiễm bệnh khi chích hút cây mì đã nhiễm bệnh và truyền sang cây chưa nhiễm làm tăng mức độ lây lan. Theo Cục BVTV, nếu không tổ chức phòng chống, tiêu hủy nguồn bệnh khảm lá quyết liệt và kiểm soát tốt chất lượng giống thì bệnh khảm lá mì sẽ lan sang vùng nguyên liệu mì của cả nước. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Loay hoay giải pháp

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống bệnh khảm lá mì tổ chức tại tỉnh Tây Ninh vào cuối tháng 10.2018 vừa qua, Cục BVTV cũng đưa ra nhận định về những nguyên nhân dịch bệnh lan sang nhiều tỉnh thành sau khi phát hiện lần đầu tiên xuất hiện tại Tây Ninh vào tháng 5.2017. Theo đó, giống mì HLS11 là giống nhiễm bệnh khảm rất nặng nhưng vẫn đang được trồng trên đồng ruộng với diện tích khá lớn. Trong khi đó, một thực tế khác là nguồn giống sạch cung ứng cho nông dân đang thiếu hụt. Một nguyên nhân khác là nông dân trồng liên tục là cầu nối dịch bệnh tích lũy lan truyền. Mặt khác, việc mua bán, vận chuyển giống mì nhiễm bệnh giữa các vùng chưa được kiểm soát tốt là nguyên nhân lây lan nguồn bệnh sang các tỉnh thành khác. Đáng nói, khi phát hiện bệnh, nhiều hộ dân trồng mì không tiêu hủy dẫn đến nguồn dịch bệnh không thể dập tắt.

Nhận định thêm về tình trạng này, ông Nguyễn Duy Ân, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh, cho biết nguyên nhân chính khiến dịch khảm lây lan nhanh là do nông dân tiếp tục tái canh cây mì ngay trên diện tích đất canh tác cũ và mầm bệnh giống cây từ vụ trước chưa được xử lý triệt để. Trong khi đó, công tác vận động người dân tiêu hủy khoai mì bị nhiễm khảm lá trên 70% gần như không có kết quả. Lý do là mức hỗ trợ cho ngành nông nghiệp hiện nay là quá thấp (chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng/ha khi tiêu hủy) so với mức vốn người dân đã bỏ ra là hơn 30 triệu đồng/ha.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Trưởng ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống bệnh khảm lá khoai mì vừa có yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện việc dập dịch, tuyệt đối không được sử dụng lại các loại giống khoai mì có mầm bệnh để tái sản xuất. Những đồng khoai mì bị nhiễm nặng phải vận động người dân tiêu hủy để xử lý nguồn bệnh, tránh lây lan ra diện rộng. Mặt khác, nông dân cần tạm thời chuyển đổi cây trồng phù hợp trên diện tích đất nhiễm bệnh để xử lý triệt để ổ dịch còn lưu trên đất.

 

 Giang Phương

Thanh Niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98