Bò Nhật đổ vào Việt Nam

19/12/2018 20:45
19-12-2018 20:45:00+07:00

Bò Nhật đổ vào Việt Nam

Bò Nhật nuôi tại Việt Nam có nhiều lợi thế để gia nhập phân khúc thị trường thịt bò cao nhất hiện nay với giá mỗi kg lên đến vài triệu đồng

Việt Nam đang là thị trường mới nổi của nhiều loại thực phẩm cao cấp trên thế giới, trong đó có thịt bò Nhật Bản. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng tìm cách chen chân vào thị trường bằng việc phát triển nuôi bò Nhật ngay tại Việt Nam để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

"Vua chuối" bán thịt bò Nhật

Giống bò Wagyu Nhật Bản cùng với công nghệ nuôi bò độc đáo của người Nhật đã tạo ra sản phẩm thịt bò được xếp vào hạng "cực phẩm" của thế giới. Do chính sách bảo tồn giống bản địa, Nhật Bản không cho phép xuất khẩu giống bò Wagyu mà chỉ xuất khẩu thịt bò. Vì vậy, nguồn cung thịt bò Nhật Bản luôn trong tình trạng hạn chế, giá cả đắt đỏ. Để phát triển nuôi bò Wagyu tại Việt Nam, các DN phải nhập khẩu giống bò này từ nước thứ 3.

Thịt bò Nhật nuôi tại trang trại của “vua chuối” Võ Quan Huy

Dự án đầu tiên phải kể đến là của Công ty CP Bò Kobe Việt Nam (Lâm Đồng) với nguồn gien bò Nhật từ Mỹ (nhập khẩu tinh bò để phối với bò sữa) để tạo đàn bò Nhật tại Việt Nam từ năm 2011. Theo ông Nguyễn Trí Đức Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Bò Kobe Việt Nam, đến nay đàn bò của DN đạt 420 con với sản lượng cung cấp ra thị trường trung bình 1 con/tuần. Mỗi con bò có giá trị từ 200 - 250 triệu đồng, cao hơn rất nhiều lần so với các loại bò thịt trên thị trường hiện nay. Thịt bò của công ty với thương hiệu "Viet Wagyu" bán lẻ có thể lên tới 4 triệu đồng/kg. Trong tương lai, khi quy mô thị trường tăng, công ty sẽ liên kết với nông dân sản xuất theo quy trình của mình để gia tăng sản lượng.

Gần đây nhất, "vua chuối" Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình (Long An), người có hàng trăm hecta chuối xuất khẩu đi Nhật, Hàn Quốc và từng nhập khẩu cả trăm ngàn con bò sống từ Úc về để vỗ béo... đã công bố thương hiệu thịt bò Wagyu Fohla sau một năm nuôi thử nghiệm. Đây là dòng sản phẩm cao cấp từ giống bò Wagyu nhập khẩu từ Úc với công nghệ nuôi được chuyển giao bởi trang trại Sawai Farm - Nhật Bản, DN chuyên nuôi bò với thương hiệu thịt bò Ohmi có bề dày lịch sử hơn 400 năm. Ohmi là 1 trong 3 thương hiệu thịt bò nổi tiếng nhất nước Nhật cùng với Kobe và Matsuzaki.

Anh Võ Xuân Hòa (con trai ông Huy) cho biết bò Wagyu thích nghi khá tốt tại Việt Nam. "Chất lượng thịt bò Nhật Bản được quyết định bởi nguồn gien bò Wagyu và chế độ dinh dưỡng. Trong khi bò Úc chỉ cần vỗ béo từ 3-4 tháng là có thể giết thịt thì bò Nhật Bản phải vỗ béo từ 18-20 tháng để hình thành lớp mỡ trong từng thớ thịt thay vì chỉ có lớp mỡ ở phần ngoài gần da và tích tụ ở bụng. So sánh về chi phí thì nuôi bò Nhật Bản có giá thành cao gấp 4 lần bò Úc" - anh Hòa chia sẻ.

Hiện tại, thịt bò Nhật Bản từ trang trại Huy Long An - Mỹ Bình đã bắt đầu cung cấp thử nghiệm vào kênh nhà hàng, khách sạn và sẽ bán chính thức ra thị trường vào năm 2019 khi đạt được sự ổn định về sản lượng, chất lượng.

Ngoài việc hợp tác chuyển giao nuôi bò kiểu Nhật, vào tối 17-12, Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình còn ký hợp tác với Công ty Sawai Farm về việc nhập khẩu thịt bò Ohmi từ Nhật để đa dạng hóa nguồn thịt bò cao cấp phục vụ thị trường Việt Nam.

Ngoài dự án của các công ty, một số dự án ở các địa phương cũng đang hỗ trợ tinh bò giống Nhật cung cấp cho nông dân để cải thiện chất lượng bò thịt. Các loại bò này nông dân bán ra cao hơn bò thường tại địa phương.

Thay thế hàng nhập

Chủ một công ty chuyên phân phối thực phẩm Nhật tại TP HCM cho biết nhu cầu hàng Nhật tại thị trường Việt Nam rất lớn nhưng chỉ một số ít có khả năng mua vì giá quá cao. "Riêng thịt bò, thường được vận chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không với chi phí lên đến 10 USD/kg. Do đó, nếu bò Nhật sản xuất tại Việt Nam, thương hiệu tốt sẽ có cơ hội thị trường rất lớn" - chủ DN này nhận định.

Đầu tháng 12 vừa qua, một công ty xuất khẩu thịt bò Nhật có tên First International đã đến TP HCM chào hàng trong chuyến xúc tiến thương mại của tỉnh Aomori (Nhật Bản). Công ty này đã chào giá 60 USD/kg thịt bò, giao tại sân bay Tân Sơn Nhất (khoảng 1,4 triệu đồng/kg, chưa thuế, phí) với điều kiện DN nhập khẩu Việt Nam phải mua nguyên con sau giết mổ (thịt móc hàm). Trong khi đó, hiện thịt bò Nhật Bản nhập khẩu trên thị trường có giá cao nhất lên đến gần 19 triệu đồng/kg (thịt thăn, hạng A5) còn loại thông thường (không công bố hạng) cũng có giá tới 8-9 triệu đồng/kg.

Ông Nguyễn Trí Đức Vũ cho biết thịt bò Nhật chia ra 3 loại A, B, C. Mỗi loại chia thành 5 hạng từ 1 đến 5 (cao nhất). Phần chữ A, B, C liên quan đến tỉ lệ thu hồi thịt, là điều quan tâm của các đơn vị mua sỉ. Còn người tiêu dùng chỉ cần quan tâm đến phần số vì đây là cấp độ chất lượng. Nếu so với sản phẩm cùng phân cấp, thịt bò Nhật nuôi tại Việt Nam rẻ hơn từ 20%-30%. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, một số đơn vị nhập khẩu thiếu sự minh bạch, chỉ gọi chung chung là thịt bò Nhật. "Đáng tiếc là thị trường Việt Nam đang mặc định thịt bò Nhật là bò Kobe" - ông Vũ nói. 

 

Cần sớm thực hiện truy xuất nguồn gốc

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi - chuyên gia kinh tế, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - thị trường Việt Nam đang hình thành bộ phận người tiêu dùng có thu nhập rất cao, sẵn sàng chi nhiều tiền để mua thực phẩm cao cấp. Với họ, giá cả không phải là vấn đề, quan trọng là chất lượng. Đối với sản phẩm thịt bò, hiện nay bò Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với bò nhập, không chỉ ở phân khúc chất lượng cao mà ở thị trường đại trà, với các sản phẩm giá rẻ từ Mỹ, Úc.

Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc thịt nhập để bảo đảm thị trường cạnh tranh lành mạnh. Việt Nam có thị trường nội địa lớn, các DN đầu tư bài bản vào nông nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm cao cấp để thay thế hàng nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu. Những DN này cần được nhà nước khuyến khích bằng những chính sách cụ thể. Từ đó có thể lan tỏa mô hình ra các nông dân để cung ứng sản phẩm chất lượng cao cho thị trường.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Người Lao động





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp cần làm gì trước những rào cản kỹ thuật đối với nông sản?

Thời gian qua, các hiệp định thương mại tự do được ký kết đã tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều...

Việt Nam có kho ‘vàng đen’ lớn nhất thế giới nhưng giá xếp chót bảng

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “vàng đen” trong hơn 20 năm qua. Thế nhưng, giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất...

4 tháng đầu năm 2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 72%

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,32 tỷ USD, như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng...

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua

Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22-28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc...

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới 

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước...

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98