Cuộc đổ bộ của các hãng dược nước ngoài: “Khi thuốc nội cũng là thuốc ngoại”

24/12/2018 09:30
24-12-2018 09:30:00+07:00

Cuộc đổ bộ của các hãng dược nước ngoài: “Khi thuốc nội cũng là thuốc ngoại”

Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực đã đem đến cho các doanh nghiệp dược đại chúng một cơ hội lớn trong việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài. Và tất nhiên, cánh cửa cũng đã mở ra cho các hãng dược ngoại với tiềm lực tài chính dồi dào có thể nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng FPI, thay vì FDI và tốn thời gian tự xây dựng cơ sở.

Vừa qua, STADA Service Holding đã nâng sở hữu tại Pymerpharco (HOSE: PME) lên 62% sau khi nhận chuyển nhượng 9.75 triệu cp PME từ 12 cá nhân. Trước đó không lâu, ngày 16/11/2018, room ngoại tại Pymerpharco chính thức được nâng lên 100%. ĐHĐCĐ Công ty cũng đã chấp thuận cho phép STADA hoặc tổ chức liên quan được nâng tỷ lệ sở hữu PME lên tối đa 72%.

Thực tế, STADA đã là nhà đầu tư chiến lược tại Pymerpharco kể từ năm 2008. Từ đó đến nay, hãng dược đến từ Đức đã hỗ trợ đáng kể Pymerpharco trong việc phát triển công nghệ và giới thiệu các tiêu chuẩn GMP-EU (tiêu chuẩn dành cho các cơ sở sản xuất thuốc).

Về phần Pymerpharco, hiện công ty này đang vận hành 3 phân xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-EU và đang triển khai xây dựng 1 nhà máy với vốn đầu tư 500 tỷ đồng theo tiêu chuẩn nói trên. Tính từ thời điểm có sự tham gia của STADA, Pymerpharco đạt mức tăng trưởng kép về doanh thu 15.7% và con số này đối với chỉ tiêu lãi trước thuế lên đến 38.6% (2008 – 2017). Khó có thể phủ nhận phần đóng góp của người bạn ngoại quốc STADA đối với tiến trình đi lên của Pymerpharco.

“Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng ở châu Á, nơi chúng tôi muốn tiếp tục mở rộng trong tương lai. Việc gia tăng đầu tư tại Pymerpharco mới đây là một bước đi nền tảng tuyệt vời cho điều đó.” – Tổng Giám đốc của STADA Arzneimittel AG (SAZ - công ty mẹ của STADA Service Holding) – ông Peter Goldschmidt cho biết.

Thị trường dược phẩm tăng trưởng hấp dẫn

Theo số liệu từ Business Monitor International (BMI), trong giai đoạn từ 2010 - 2017, doanh thu ngành dược Việt Nam đã tăng gấp 2.6 lần. Tuy tốc độ tăng trưởng từ năm 2014 đến nay có sự sụt giảm nhưng vẫn luôn duy trì trên mức 10%. Ước tính tổng doanh thu ngành dược năm 2017 đạt 5.2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016 và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số đến năm 2022.

Cùng với đó, chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tăng từ 9.85 USD vào năm 2005 lên 22.25 USD năm 2010, và tăng lên đến 37.97 USD vào năm 2015. Mức tăng trưởng kép trung bình mỗi năm đạt 14.6% trong giai đoạn 2010 - 2015 và BMI dự báo sẽ duy trì ở mức 14%/năm cho đến 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.

Thị trường dược Việt Nam dường như hứa hẹn đến mức khó có thể chối từ.

Thuốc nội thay thế thuốc ngoại là xu thế tất yếu?

Kể từ đầu năm 2017, Luật Dược sửa đổi theo hướng tạo điều kiện phát triển thuốc nội, nhất là trong bối cảnh sản xuất thuốc trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được phân nửa nhu cầu tiêu thụ nội địa. Điều này mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dược nội, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhà máy đạt chuẩn PIC/S và GMP-EU.

Theo một báo cáo cập nhật mới đây của CTCK Rồng Việt (VDS), chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng cao tại Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng điều này cũng đòi hỏi chính phủ cần kiểm soát chi phí tốt hơn, và cũng là để kiểm soát lạm phát. Do đó, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất điều trị tại các cơ sở y tế là xu hướng tất yếu. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng thuốc nội thay vì thuốc nhập khẩu, thông qua các chính sách mà Chính phủ đã và đang thực hiện.

Dựa trên kết quả đấu thầu vào các cơ sở y tế từ 2017 đến tháng 6/2018, VDS cho biết quá trình chuyển dịch đã bước đầu diễn ra. Các công ty dược trong nước như Pymepharco hay Imexpharm đã có những sản phẩm trúng thầu nhóm 1 và 2, trước đây vốn là sân chơi riêng của thuốc ngoại nhập.

Tuy nhiên, số lượng trúng thầu ở các nhóm này chưa phải là quá tích cực. Một trong những lý do là dự thảo mới về quy trình đấu thầu thuốc vẫn chưa được phê duyệt, dù đã hơn một năm trôi qua. Sự chậm trễ này cho thấy xung đột lợi ích giữa thuốc nội – ngoại vẫn còn cao, và điều này khả năng sẽ tiếp tục làm chậm quá trình chuyển dịch.

“Khi thuốc nội cũng là thuốc ngoại”

Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực đã đem đến cho các doanh nghiệp dược đại chúng một cơ hội lớn trong việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài, cụ thể Nghị định đã mở cửa cho nhóm ngành dược nới room ngoại lên 100% thay vì con số 49% như trước. Điều này vô hình trung cũng cho phép các hãng dược ngoại với tiềm lực tài chính dồi dào có thể nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng FPI và hỗ trợ, thay vì FDI và mất thời gian tự triển khai cơ sở.

Ngoài Pymerpharco, hiện có 3 doanh nghiệp dược đại chúng Việt Nam đang có sự tham gia của các cổ đông chiến lược là các hãng dược nước ngoài, gồm Dược Hậu Giang, Domesco và Mekophar. Tính đến thời điểm hiện tại, cũng mới chỉ có 3 doanh nghiệp dược đại chúng nới room ngoại ra 100% là Dược Hậu Giang, Pymerpharco và Domesco.

Ngoài ra, Traphaco cũng là doanh nghiệp dược có cổ đông nước ngoài sở hữu một phần lớn cổ phần. Tuy nhiên, do Magbi Fund Limited (sở hữu 25%) và Super Delta Pte. Ltd (sở hữu 15.12%) là các quỹ đầu tư tài chính, vậy nên Traphaco không có tên trong danh sách kể trên.

Nhóm doanh nghiệp dược không thuộc danh mục Nhà nước bắt buộc phải nắm giữ, dù vậy các cổ phiếu dược mà SCIC sở hữu vẫn đang chờ lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư. Bởi lẽ đó, việc thoái vốn tại khối ngành này nói riêng vẫn đang còn diễn ra khá chậm.

Theo Quyết định 1001/QĐ-TTg công bố ngày 10/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ, 4 doanh nghiệp Dược Lâm Đồng, Dược Hậu Giang, Domesco và Traphaco nằm trong danh sách bán vốn Nhà nước giai đoạn 2017 – 2020.

Vĩnh Thịnh

FILI

 





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ZaloPay ra mắt giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng, triển khai đầu tiên cùng The Pizza Company

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay tiếp tục cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách...

TGĐ Nguyễn Văn Bản (FIT): Tương lai tập trung vào dự án bất động sản trung và cao cấp

Không lâu sau khi tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Tập đoàn F.I.T (HOSE: FIT) đã tổ chức lại thành công vào sáng ngày 26/04. Các vấn đề thị giá cổ...

ĐHĐCĐ Vietbank: Phấn đấu lãi hơn ngàn tỷ, chia cổ tức 25%, niêm yết HOSE

Sáng ngày 26/04/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, tăng vốn...

Thiếu tỷ lệ tham dự, ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của PET bất thành

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE: PET) không thể tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo kế hoạch vào ngày 26/04, do tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự...

ĐHĐCĐ VietABank: Lợi nhuận quý 1 khoảng 258 tỷ đồng

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận, thông qua các tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh...

Chủ tịch PDR: Hé lộ đối tác mua đứt block B1 dự án Astral City ở Bình Dương

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức sáng 26/04, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) hé lộ kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường trong năm...

ĐHĐCĐ HDBank: Kế hoạch tăng trưởng năm thứ 12 liên tiếp

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HOSE: HDB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thảo luận về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và...

ĐHĐCĐ IDC: Kế hoạch chuyển sàn qua HOSE, duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% trong bao lâu?

Sáng 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) diễn ra nhằm thông qua kế hoạch lãi trước thuế hơn 2,500 tỷ đồng, cổ tức năm 2023 bằng...

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98