Kinh tế Đông Nam Á đối mặt nhiều rủi ro trong 2019

11/12/2018 14:05
11-12-2018 14:05:52+07:00

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt nhiều rủi ro trong 2019

Tăng trưởng GDP quý 3 của 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á giảm xuống còn 4,5% từ mức 5,5% của quý trước...

Chiến tranh thương mại bắt đầu đã bắt đầu gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các nước Đông Nam Á.

Động thái "đình chiến" thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cả thế giới như "thở phào" nhưng tranh chấp giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn là một trong những rủi ro hàng đầu đối với kinh tế khu vực Đông Nam Á trong năm 2019, theo nhận định của các ngân hàng tại Mỹ, châu Á và châu Âu.

Theo tờ Nikkei, trong quý 3, tăng trưởng GDP tại hầu hết nền kinh tế tại Đông Nam Á đều giảm khi chiến tranh thương mại bắt đầu gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu. Tăng trưởng GDP của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực đã giảm xuống 4,5% từ mức 5,5% của quý trước.

Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo đà giảm này sẽ còn tiếp diễn tại 5 nền kinh tế gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan - giảm xuống còn 4,8% trong năm 2019, từ mức 5% của năm nay và 5,1% của năm 2017.

"Danh sách những rủi ro (đối với kinh tế Đông Nam Á) rất dài", Mohamed Faiz Nagutha, nhà kinh tế Đông Nam Á của Bank of America Merrill Lynch, cho biết. Ông liệt ra một số rủi ro gồm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, suy giảm kinh tế Trung Quốc, khả năng tăng thêm lãi suất ngoài dự báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Trong khi đó, Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược tại ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corp. (OCBC)của Singapore, nhận định rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Đông Nam Á là làn sóng bảo hộ thương mại.

Bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung hạ nhiệt, những vấn đề trong trung hạn như sáng kiến sản xuất công nghệ cao "Made in China 2025" của Trung Quốc và cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ giữa 2 nước "sẽ không mất đi nhanh chóng", Ling nói.

Bà cũng nhấn mạnh rằng tuyên bố chung của hội nghị G20 năm nay lần đầu tiên không có lập trường thống nhất chống lại chủ nghĩa bảo hộ vì sự phản đối của Mỹ. Ngân hàng Singapore dự báo tăng tưởng tại Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ giảm trong năm 2019.

Suresh Tantia, phó chủ tịch chuyên thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tại Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse cũng có chung quan điểm trên. Theo ông, mối lo của các nhà đầu tư sẽ vẫn kéo dài tới nửa đầu năm sau bởi căng thẳng Mỹ - Trung chỉ tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, Credit Suisse dự báo thị trường chứng khoán tại châu Á sẽ khởi sắc hơn trong năm tới, sau những cú chao đảo của năm nay.

Trong bối cảnh triển vọng lợi nhuận của các công ty Mỹ kém khả quan và đồng USD suy yếu, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội ở nơi khác, John Woods - Giám đốc đầu tư châu Á Thái Bình Dương của Credit Suisse nhận định. Ngân hàng Thụy Sĩ cũng dự báo thị trường chứng khoán ở Trung Quốc, Singapore và Indonesia đều có khả năng tăng trưởng tốt trong năm tới.

Bên cạnh đó, Credit Suisse nhận định rủi ro chính trị vẫn là mối đe dọa lớn tại các nước như Thái lan với bất ổn do các cuộc bầu cử sắp tới.

Indonesia cũng sẽ có cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4 năm sau. Cả Credit Suisse và Bank of America Merrill Lynch đều dự báo Tổng thống Joko Widodo sẽ tái đắc cử. Tuy nhiên, chuyên gia Ling của OCBC cảnh báo rằng tranh cử mới chỉ bắt đầu và thị trường cũng như tình hình kinh tế của nước này sẽ đối mặt nhiều bất ổn khi cuộc bầu cử tới gần.

NGỌC TRANG

VNECONOMY





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98