Legamex bị "tuýt còi" 435 triệu đồng và những lùm xùm chưa có hồi kết

05/12/2018 14:03
05-12-2018 14:03:13+07:00

Legamex bị "tuýt còi" 435 triệu đồng và những lùm xùm chưa có hồi kết

Legamex vừa bị UBCKNN "tuýt còi" liên quan đến việc chưa đăng ký giao dịch cũng như không gửi các báo cáo tài chính 2016-2017 và báo cáo không đúng thời hạn biên bản họp ĐHĐCĐ 2018. Tìm hiểu sâu hơn mới thấy, đằng sau những vấn đề "chưa" và "không" này của Legamex là cả một mớ bòng bòng trong hoạt động kinh doanh mà dàn lãnh đạo cũ để lại.

Ngày 30/11/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Giày da và May mặc xuất khẩu (Legamex, LGM) tổng số tiền 435 triệu đồng.

Cụ thể, LGM bị phạt 85 triệu đồng do không báo cáo UBCKNN về Báo cáo tài chính năm 2016, 2017 đã kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2016, 2017; báo cáo không đúng thời hạn Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.

Đồng thời, Legamex cũng bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch trên UPCoM. Được biết, Legamex đăng ký công ty đại chúng từ năm 2007, đến ngày 07/06/2017, UBCKNN đã có công văn yêu cầu Công ty thực hiện nghĩa vụ đăng ký giao dịch theo quy định. Nhưng đến nay, Công ty vẫn chưa thực hiện đăng ký giao dịch.

Theo thông tin gần đây nhất ngày 19/11/2018, HĐQT Legamex đã cơ bản thông qua báo cáo của Tổng giám đốc về kết quả kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2015, năm 2016 và năm 2017 do Công ty TNHH PWC Việt Nam thực hiện. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua loạt tờ trình cho ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 28/12/2018 sắp tới, trong đó có nội dung đáng chú ý là phát triển dự án Lega Fashion House tại số 106 đường 3/2 quận 10, TPHCM.

Kinh doanh bết bát, cổ đông đề nghị kiểm toán Nhà nước vào cuộc

Trước đó, hồi tháng 4/2018, ĐHĐCĐ bất thường của Legamex cũng đã bàn về loạt vấn đề trọng yếu từ tình hình hoạt động kinh doanh cho đến nhân sự và các bê bối tố cáo...

Về hoạt động kinh doanh, một số cổ đông rất băn khoăn về hiệu quả của việc chuyển đổi mặt hàng truyền thống là sản xuất may mặc sang sản xuất tủ vải công nghiệp. Và khi chỉ tập trung vào một mặt hàng là tủ vải Amazon thì rủi ro sẽ cao, ai chịu trách nhiệm trong trường hợp Amazon đóng cửa? Hoạt động của Công ty cũng chưa có định hướng rõ ràng, vẫn lòng vòng trong việc sản xuất gia công tủ vải công nghiệp. Cổ đông đề nghị Công ty phải xây dựng định hướng phát triển sản xuất dựa vào tiềm lực như Trung tâm thời trang và bổ sung hoạt động mới là khai thác mặt bằng, phát triển bất động sản.

Theo đó, cổ đông đề nghị Công ty tìm kiếm nhiều khách hàng hơn để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và có cổ tức cho cổ đông. Năm 2017 Công ty ước lãi 717 triệu đồng vậy doanh thu từ cho thuê mặt bằng và đầu tư tài chính đi đâu?  

Đồng thời, cổ đông cũng kiến nghị các tổ chức Nhà nước kiểm toán lại Legamex từ năm 2006 cho đến nay, vốn thực tế còn bao nhiêu? Theo báo cáo của Ban kiểm soát, đến cuối năm 2016 Công ty bị lỗ hơn 39 tỷ đồng. Việc hạch toán chi phí dự án Lega Fashion vào chi phí sản xuất kinh doanh là không đúng vì dự án có 3 đối tác thì phải cùng chịu trách nhiệm. Một cổ đông cũng cảnh báo với các cổ đông khác rằng nếu thông qua báo cáo đã kiểm toán lại thì Công ty sẽ mất hơn 39 tỷ đồng vốn, tương đương 50%.

Cổ đông đề nghị đưa lên Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước để thẩm định lại các báo cáo tài chính của Công ty.

Đối với sai sót của HĐQT, Tổng giám đốc trước đây thì phải khắc phục, có đủ chứng cớ thì truy tố...

Ngoài ra, cổ đông cũng đề nghị xem lại nội dung liên quan đến tư cách Thành viên HĐQT đối với ông Lê Hùng và Nguyễn Việt Cường vì có xung đột lợi ích với Legamex, trong đó ông Lê Hùng vừa là Thành viên HĐQT Legamex vừa là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Gilimex (GIL) và là TGĐ CTCP Dệt may Gia Định; còn ông Nguyễn Việt Cường là Thành viên HĐTQ Legamex vừa là Thành viên HĐQT Dệt May Gia Định (cổ đông lớn của Legamex). 

Với các đề nghị này, cổ đông đề nghị bổ sung thêm 3 nội dung vào chương trình họp của Đại hội gồm: Thành lập nhóm hỗ trợ BKS trong việc giám sát việc kiểm toán lại các BCTC; thuê đơn vị tư vấn kiểm định đánh giá lại toàn bộ tài sản của Công ty; xem xét miễn nhiệm tư cách Thành viên HĐQT đối với ông Lê Hùng và Nguyễn Việt Cường.

Tuy nhiên, sau khi biểu quyết, với đa số phiếu hơn 69% không tán thành (trong đó có cổ đông lớn Gilimex), 3 vấn đề bổ sung này đã không được thông qua khiến nhiều cổ đông khác tiếp tục chất vấn.

Nguyên TGĐ Nguyễn Văn Dũng đã có những sai phạm gì?

Theo báo cáo của HĐQT Legamex, Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 28/09/2016 đã thông qua việc xác định trách nhiệm cá nhân của ông Nguyễn Văn Dũng - nguyên TGĐ Legamex liên quan đến thiệt hại tại Xí nghiệp Lega 9 tại thời điểm chuyển thể năm 2006; liên quan đến thiệt hại tại Xí nghiệp Lega Bình Tân; liên quan đến các khoản chi phí đối với dự án tại số 106 đường 3/2, quận 10, TPHCM (dự án Lega Fashion).

Được biết, năm 2006, khi kết quả hoạt động của Xí nghiệp Lega 9 có những biến động bất thường do có phát sinh các khoản lỗ lên đến hàng tỷ đồng và lo sợ có vấn đề thất thoát tài sản, Ban giám đốc Legamex đã quyết định thành lập tổ kiểm tra tại xí nghiệp này. Trong khi vụ việc đang được kiểm tra thì ngày 12/06/2007, TGĐ Nguyễn Văn Dũng đã phê duyệt đơn nghỉ việc Giám đốc Xí nghiệp Đinh Anh Tuấn dù số liệu chênh lệch giữa tồn kho theo số liệu của tổ kiểm tra và số sổ sách của Xí nghiệp tại kho thành phẩm là 3.3 tỷ đồng và số liệu sản phẩm dở dang chưa lý giải được.

Liên quan đến dự án Lega Fashion, ngày 17/12/2010, ông Nguyễn Văn Dũng đã làm đại diện ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Đầu tư và Phát triển Gia Định (GDI), CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) để cùng xây dựng khu trung tâm thời trang, thương mại dịch vụ cao ốc văn phòng Lega Fashion House với vốn đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng. Trong đó, Legamex và GDI chiếm 25%, OGC là 75% và Oceanbank với tư cách là ngân hàng cung ứng các dịch vụ, quản lý vốn và hỗ trợ thực hiện. Đến năm 2015, HĐQT thống nhất thay đổi nhà đầu tư và chọn Công ty Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Sài Gòn) thay OGC và thanh lý hợp đồng này. Tuy nhiên, trong quá trình thanh lý hợp đồng đã có một số vướng mắc liên quan đến khoản tiền trả lại cho OGC khi góp vốn.

Liên quan đến dự án này, Legamex đã nhận được đề xuất hợp tác của CTCP BĐS Sơn Kim, CTCP BĐS Bắc Ái Sài Gòn, CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh. Theo đó, các đơn vị này đều đề nghị thành lập pháp nhân mới để được quản lý khai thác hoàn toàn dự án này và yêu cầu điều chỉnh quy hoạch nên không thể tiến hành hợp tác góp vốn. Vì thế, để tiến hành thực hiện dự án, Legamex cần tìm kiếm thên đối tác thực sự có năng lực tài chính hoặc tự Công ty thực hiện dự án bằng việc huy động thêm vốn từ cổ đông.

Đối với Xí nghiệp Lega Bình Tân, ông Nguyễn Văn Dũng đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng thực tế là thuê mặt bằng mà không thông qua HĐQT. Rồi Nghị quyết HĐQT cũng có chỉ đạo, nếu việc sản xuất tại xí nghiệp này tiếp tục thua lỗ thì Ban TGĐ lập phương án giải thể để thu hồi vốn nhưng ông Dũng đã không xây dựng phương án giải thể khiến xí nghiệp này tiếp tục thua lỗ. Theo báo cáo kết quả kinh doanh, Xí nghiệp Bình Tân lỗ 419 triệu năm 2014, năm 2015 lỗ hơn 2.5 tỷ đồng và quý 1/2016 lỗ 554 triệu đồng.

Theo báo cáo tài chính năm 2016, Legamex đang có lỗ lũy kế 39 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu ở mức 74 tỷ đồng.

* BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BẤT THƯỜNG 2018.pdf

Thái Hương

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tự doanh và môi giới sụt giảm, lãi ròng quý 3 của KIS Việt Nam giảm 27%

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với lãi ròng gần 106 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do hoạt động tự doanh...

Thắt chặt chi phí, Chứng khoán Thủ Đô chuyển lãi ròng trong quý 3

CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CASC, OTC: CSCJ) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với doanh thu giảm mạnh do vẫn đang trong quá trình tái cấu trúc. Tuy nhiên...

Tự doanh vẫn gặp khó, Chứng khoán Phố Wall lỗ liên tiếp 5 quý

CTCP Chứng khoán Phố Wall (HNX: WSS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với khoản lỗ ròng gần 8.8 tỷ đồng, do lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua...

Bamboo Airways tái khởi động đường bay quốc tế

Sau một năm tạm dừng các chuyến bay thường lệ quốc tế để tập trung tái cơ cấu, Bamboo Airways (OTC: BAV) đã sẵn sàng cất cánh trở lại. Hãng hàng không trẻ này vừa...

Thủy điện đến điểm tích cực, S4A tăng lãi quý 3

Tình hình kinh doanh ổn định hơn, đồng thời biến động tỷ giá làm tăng doanh thu tài chính đã giúp CTCP Thủy điện Sê San 4A (HOSE: S4A) có quý kinh doanh tốt hơn...

Mía đường Tây Nam bị thu hồi đất khi chờ phá sản, nhà máy đường Phụng Hiệp thêm niên vụ đóng cửa

Theo báo cáo ngày 10/10/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Kiên Giang gửi Bộ TN&MT, UBND tỉnh Kiên Giang, CTCP Mía đường Tây Nam - vốn điều lệ 80 tỷ...

Vạn Phát Hưng lãi kỷ lục sau khi chuyển nhượng Bất động sản Nhà Bè, cổ phiếu tăng trần

Báo cáo tài chính quý 3 của CTCP Vạn Phát Hưng (HOSE: VPH) ghi nhận doanh thu chuyển nhượng cổ phần hơn 348 tỷ đồng, giúp Công ty lãi ròng 183 tỷ đồng, cao nhất từ...

Một công ty thép báo lãi quý 3 tăng gấp 3.5 lần

CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) mang tin vui cho các cổ đông khi công bố lợi nhuận tăng mạnh trong quý 3 và cả 9 tháng đầu năm.

Mưa nhiều, ND2 lãi cao nhất trong nhiều năm

Quý 3/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (UPCoM: ND2) lãi ròng 102 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, là mức lãi hàng quý cao nhất kể từ năm...

Làm cách nào “trùm chăn nuôi” Dabaco lãi quý 3 gấp 25 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2024 mới công bố, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) có kỳ kinh doanh ấn tượng, tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98