Nhiều kịch bản hóa giải thiếu điện

11/12/2018 10:39
11-12-2018 10:39:00+07:00

Nhiều kịch bản hóa giải thiếu điện

Theo các chuyên gia, chỉ cần sử dụng tiết kiệm, chúng ta cũng có đủ điện dùng mà không cần lao theo đầu tư điện than.

Pin mặt trời thí điểm trong dự án điện gió Thuận Bình, xã Phú Lạc, H.Tuy Phong, Bình Thuận - Ảnh: Quế Hà

Có thể đóng bớt nhà máy điện nhờ tiết kiệm

Thực tế, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu điện trên thế giới ngày một tăng. Để đáp ứng, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất mà các nước thực hiện không phải là tăng nguồn cung mà là sử dụng điện một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hiện ở VN, lãng phí trong sử dụng điện thể hiện rất rõ. Theo tính toán, ở VN, kinh tế tăng trưởng 1% thì ngành điện phải tăng trưởng ít nhất 1,5% mới đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi tỷ lệ này ở thế giới là 1:1.

Năm 2017, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ, xây dựng Mạng lưới hiệu quả năng lượng ở TP.HCM, đối tượng tham gia là các doanh nghiệp (DN) ở những ngành nghề sử dụng nhiều điện (hóa đơn tiền điện trên 200.000 USD/năm). Hoạt động của mạng lưới xoay quanh việc giúp các DN học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và kiểm toán năng lượng.

Cuối năm 2017, đại diện xí nghiệp Casumina Bình Dương, trực thuộc Tổng công ty cao su Miền Nam, cho biết: Mỗi lần làm kiểm toán, phía tư vấn đều chỉ cho mình một số biện pháp giúp đơn vị tiết kiệm năng lượng và mỗi một năm thì hiệu quả năng lượng mang lại rất lớn. Suất tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm đã giảm xuống rất nhiều, gần 40%.

Kết quả kiểm toán của nhóm 8 DN tham gia mạng lưới này cho thấy có khả năng tiết kiệm tiền điện lên đến 260.000 USD/năm. “Ví dụ như tiềm năng tiết kiệm năng lượng của 8 công ty trong mạng lưới là 3 triệu kWh. Nếu nhân con số này với số DN hiện có tại VN, chúng ta thậm chí có thể đóng cửa một hoặc hai nhà máy điện”, ông Frank Schillig, chuyên gia tư vấn về năng lượng của GIZ nói.

Mạng lưới sử dụng năng lượng hiệu quả như vậy được hình thành cách đây hơn 30 năm ở Thụy Sĩ. Còn tại Đức dự kiến có đến 500 mạng lưới như vậy đến năm 2020. Theo ông Frank Schillig, cái khó là làm thế nào tiếp cận được các công ty hiểu về vấn đề này, và có thái độ tích cực cũng như sẵn sàng đầu tư.

Một sự lãng phí khác quan trọng hơn đó chính là VN thu hút và phát triển quá nhiều ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, điển hình nhất là xi măng. Ngành này công suất dư thừa, đang phải xuất khẩu với giá “bèo”. Số lượng các nhà máy xi măng đang hoạt động hiện nay sử dụng lượng điện tương đương 3 nhà máy nhiệt điện than (mỗi nhà máy công suất 1.200 MW).

Tận dụng nắng, gió phát triển năng lượng tái tạo

Với tiềm năng nắng, gió, đặc biệt là các tỉnh phía nam, Liên minh Năng lượng bền vững VN (VSEA) có bản thiết kế rất công phu, khoa học trong đó nổi bật là sáng kiến giảm điện than. Theo kiến nghị, so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, bản thiết kế này đề xuất đến năm 2030 tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên khoảng 30%; tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ khoảng 14,7% lên khoảng 22,8% và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ khoảng 42,6% xuống còn khoảng 24,4%.

Bản thiết kế được rút ra từ nghiên cứu “Các kịch bản phát triển nguồn điện tại VN”. Nghiên cứu đưa ra 5 kịch bản để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của VN. Các kịch bản được xây dựng theo hướng tiếp cận tối ưu hóa chi phí, đồng thời xem xét chi phí ngoại biên từ tác động của ô nhiễm không khí và phát thải carbon. Nghiên cứu nêu trên chỉ ra rằng sau năm 2020, VN có khả năng không cần xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới mà vẫn duy trì hệ thống năng lượng an toàn với giá cả hợp lý.

Theo tính toán của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID), nếu chúng ta tổ chức thực hiện nghiên cứu trên, sẽ giảm áp lực huy động 60 tỉ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than này.

Tránh được việc đốt khoảng 70 triệu tấn than/năm, tương ứng với 7 tỉ USD/năm cho việc nhập khẩu than. Giảm phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2/năm so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đưa VN theo đúng với mục tiêu của Thỏa thuận Paris...

Để thay thế nguồn điện than, nhiều chuyên gia và các tổ chức đều cho rằng không có cách nào khác ngoài phát triển năng lượng tái tạo. Đây chính là xu hướng hiện đại, sạch và bền vững hơn so với việc khai thác triệt để các nguồn năng lượng truyền thống. VN đã có chính sách về giá mua điện gió, điện mặt trời.

Các chuyên gia của GIZ cho rằng đây sẽ là đòn bẩy cho các loại hình năng lượng này phát triển tại VN, song nếu so với các nước trong khu vực thì chính sách của VN chưa thật sự tốt bằng. Nếu cải thiện chính sách, năng lượng tái tạo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Mô hình sản xuất điện trên mái nhà

Tháo nút thắt liên quan đến quy định các hộ gia đình phải có hóa đơn bán điện lên lưới khiến nhiều người đã đầu tư điện mặt trời nối lưới chỉ có thể bán điện mà không thu được tiền, mô hình sản xuất điện trên mái nhà sẽ là lời giải tốt về áp lực nguồn cung cũng như nhu cầu sử dụng điện của người dân.

Chí Nhân

THANH NIÊN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98