PMI sản xuất của Trung Quốc rớt ngưỡng 50, khép lại một năm kinh tế buồn

31/12/2018 13:30
31-12-2018 13:30:25+07:00

PMI sản xuất của Trung Quốc rớt ngưỡng 50, khép lại một năm kinh tế buồn

Trung Quốc lại nhận được tin tiêu cực khi năm mới đã gần kề. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất rơi vào phạm vi thu hẹp (dưới 50) vì mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại kéo dài tác động tới tâm lý và các biện pháp kích thích kinh tế còn chưa phát huy tác dụng hoàn toàn.

Chỉ số PMI sản xuất công nghiệp rơi xuống mức 49.4 trong tháng 12/2018, thấp nhất kể từ đầu năm 2016 và dưới ngưỡng 50 – một điều báo hiệu sự thu hẹp về hoạt động kinh tế. Các thước đo về số đơn đặt hàng mới và đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm – một tín hiệu tiêu cực về nhu cầu trong tương lai, còn chỉ số giá nguyên liệu đầu vào và sản lượng đầu ra cũng suy yếu.

“Đà giảm tốc sẽ còn kéo dài tới năm sau”, Larry Hu, Chuyên gia kinh tế tại Macquarie Securities Ltd. có trụ sở ở Hồng Kông, cho hay. “Chỉ số PMI yếu có thể buộc Chính phủ Trung Quốc phải tung thêm các gói kích thích nhằm vực dậy nền kinh tế”.

Dù vậy, vẫn còn có tin tốt là chỉ số PMI phi sản xuất tăng từ 53.4 lên 53.8. Điều này cho thấy, các nỗ lực kích thích kinh tế gần đây có thể bắt đầu có một vài ảnh hưởng tích cực.

“Dịch vụ ngày càng đóng vài trò lớn hơn trong nền kinh tế, vì vậy sự gia tăng của lĩnh vực này trái ngược với đà suy yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp, nhưng để duy trì đà tăng trưởng, Trung Quốc sẽ cần thêm nhiều gói kích thích”, Patrick Bennett, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô châu Á tại Canadian Imperial Bank of Commerce ở Hồng Kông, cho hay.

Mọi chuyện phần lớn vẫn còn phụ thuộc vào hoạt động thương mại. Mỹ đã đồng ý trì hoãn nâng thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc cho tới ngày 01/03/2019, khi cả hai bên cố gắng tiến tới một thỏa thuận về các vấn đề như cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ và công nghệ, rào cản thương mại và thâm hụt thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã đạt “bước tiến” lớn trong các cuộc trao đổi thương mại với Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, qua đó tiếp thêm phần lạc quan về năm 2019 –  có thể được xem là một năm bước ngoặt về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nhà lãnh đạo đã trao đổi qua điện thoại trong khoảng thời gian khá dài, trong đó mỗi bên đều thể hiện sự hài lòng về các cuộc đàm phán thương mại – vốn đã bắt đầu sau bữa ăn tối bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.

Zhou Hao, Chuyên gia kinh tế tại Commerzbank AG ở Singapore, cho hay, tâm lý của các doanh nghiệp ở Trung Quốc đã bị tác động vô cùng nặng nề vì cuộc chiến thương mại và đây cũng là một lý do thôi thúc các quan chức ở Bắc Kinh tiến tới một thỏa thuận.

“Rất khó để định hình những dự án dài hạn tại thời điểm này”, ông Hao cho hay.

Chỉ số PMI yếu đã được dự báo từ trước thông qua các chỉ báo sớm cho tháng 12/2018 của Bloomberg và được đưa ra sau khi dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh hơn trong tháng 11/2018, trong đó tăng trưởng sản lượng công nghiệp đạt mức thấp nhất trong 1 thập kỷ và lợi nhuận công nghiệp giảm lần đầu tiên trong gần 3 năm.

Ding Shuang, Chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc đại lục và Bắc Á tại Standard Chartered Plc, lưu ý, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu thấp cho thấy sự suy giảm của nhu cầu nước ngoài – một điều có khả năng buộc các cơ quan chức trách phải đưa ra thêm những hỗ trợ về chính sách, phần lớn là từ chính sách tài khóa. Các bước đi gần đây để hỗ trợ cho tăng trưởng sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sớm thôi, ông nhận định.

“Quý đầu của năm 2019 có thể là một thời điểm nền kinh tế chùng xuống, khi tăng trưởng bắt đầu chạm đáy”, ông nhận định.

Dựa trên kết quả cuộc họp của các quan chức Chính phủ hàng đầu trong tháng này, thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc, bao gồm việc nới lỏng chính sách tiền tệ, cắt giảm thuế và phí nhiều hơn và đầu tư để hỗ trợ hoạt động sản xuất là những điều được kỳ vọng trong năm 2019.

Iris Pang, Chuyên viên phân tích tại ING Bank N.V. ở Hồng Kông, hy vọng sẽ có thêm gói kích thích trị giá 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ (tương ứng 582 tỷ USD) trong năm 2019 và thêm 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ cho năm 2020.

“Chìa khóa ở đây không phải là quy mô mà là về tốc độ triển khai”, cô Pang cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98