Vì sao trader “ghét cay ghét đắng” thông điệp từ Fed?

20/12/2018 14:10
20-12-2018 14:10:55+07:00

Vì sao trader “ghét cay ghét đắng” thông điệp từ Fed?

Các trader dường như gật gù đồng tình rằng họ không thích thông điệp từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp cuối cùng của năm 2018, nhưng chính xác là yếu tố gì khiến thị trường cảm thấy khó chịu nhất thì còn chưa rõ.

Chứng khoán Mỹ suy giảm trong khi trái phiếu Chính phủ Mỹ leo dốc sau khi Fed dường như vẫn chưa muốn tạm ngưng nâng lãi suất, trong khi các nhà đầu tư đã giảm bớt kỳ vọng về các đợt nâng lãi suất trong tương lai.

Vào tờ mờ sáng ngày thứ Năm (20/12 – giờ Việt Nam), Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định nâng phạm vi lãi suất chuẩn lên 2.25-2.5%. Động thái này đánh dấu lần nâng lãi suất thứ 4 trong năm nay và là đợt nâng thứ 9 kể từ khi cơ quan này bắt đầu quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ trong tháng 12/2015.

Dù vậy, các quan chức hiện dự báo nâng lãi suất 2 đợt vào năm 2019, thấp hơn với dự báo nâng 3 đợt hồi tháng 9/2018, nhưng vẫn cao hơn dự báo không nâng lãi suất trong năm tới từ thị trường. Ngoài ra, Fed vẫn giữ cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Mỹ, cụ thể cho rằng nền kinh tế vẫn còn tăng trưởng mạnh và thị trường lao động được cải thiện phần nào.

Để lý giải về phản ứng của thị trường, các nhà quan sát thị trường đã đưa ra 3 lý do chính.

Thị trường bị lạnh nhạt?

Một số trader nghĩ, tuyên bố từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) không đủ để giải quyết những căng thẳng ngày càng tăng trên thị trường, trong đó chứng khoán Mỹ tụt dốc không phanh và lợi suất trái phiếu suy giảm trong thời gian gần đây.

“Fed đang báo hiệu là họ đang lắng nghe thị trường, họ tôn trọng thị trường, nhưng sẽ không bị ảnh hưởng bởi thị trường”, Greg Staples, Trưởng bộ phận thu nhập cố định ở Mỹ tại DWS, nhận định sau tuyên bố của Fed.

Cuộc họp báo của Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cũng chẳng thể xoa dịu nỗi thất vọng của thị trường. Ông lưu ý FOMC đã “xét tới sự thắt chặt về các điều kiện tài chính”, nhưng lại không tập trung vào bất kỳ thị trường cụ thể nào.

Nỗi lo về dự báo nâng lãi suất

Theo ông Gene Tannuzzo của Columbia Threadneedle, một vấn đề đáng lo ngại khác là Fed không giảm dự báo mạnh như kỳ vọng của thị trường và đánh giá thấp những thách thức về tăng trưởng trong tương lai.

“Trên thực tế, thị trường không đồng tình với triển vọng tăng trưởng của họ (Fed)”, Tannuzzo cho biết trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc họp báo của ông Powell. Ông chỉ ra, biểu đồ tóm tắt dự báo lãi suất của Fed – còn được biết tới là biểu đồ dot plot – dần trở thành một gánh nặng đối với FOMC. Điều này là do các thành phần thị trường tiếp tục xem đây là một dự báo chứ không phải là một kịch bản chịu ảnh hưởng từ các số liệu kinh tế sắp tới.

Quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán

Thứ ba là nỗi lo lắng về quá trình tháo gỡ các gói nới lỏng định lượng – một số trader cảm thấy đây là mối đe dọa tới thanh khoản thị trường. Ông Scott Minerd của Guggenheim nhận định, cú xoay chiều đầy bất ngờ trên thị trường chứng khoán Mỹ là do sự không linh hoạt của ông Powell trong quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán.

Khi ông Powell cho biết ông không muốn điều chỉnh nhịp độ giảm số dư trên bảng cân đối kế toán, thị trường bỗng đổ đèo ngay lập tức, ông Minerd nhận định.

Nỗi lo về số dư trên bảng cân đối kế toán ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có đề cập tới vấn đề này trên mạng xã hội Twitter.

“Việc ông Trump đề cập tới bảng cân đối kế toán trước đó trong tuần này đã khiến nhiều người chú ý tới”, Jeffery cho hay.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P 500 và Nasdaq Composite có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2023

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu (26/04), với S&P 500 và Nasdaq Composite ghi nhận tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 11/2023, khi các cổ phiếu công nghệ lớn...

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98