Thua đau Trung Quốc, ôtô Hàn đang bi đát

06/02/2019 08:52
06-02-2019 08:52:46+07:00

Thua đau Trung Quốc, ôtô Hàn đang bi đát

Trung Quốc bất ngờ vượt Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, đẩy ngành công nghiệp ôtô xứ Kim Chi vào thế thua lỗ.

Sản lượng xe tại Hàn Quốc đã giảm ba năm liên tiếp, tạo áp lực cực lớn lên các đơn vị cung ứng linh kiện nội địa. Không những thế, tập đoàn sản xuất xe khổng lồ nước này là Hyundai Motor đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất xe ra nước ngoài.

Chỉ tính riêng năm ngoái, số xe sản xuất tại Hàn Quốc chỉ còn 4,03 triệu xe, giảm đáng kể so với 4,66 triệu xe thời kỳ đỉnh cao năm 2011, theo số liệu của Hiệp hội Sản xuất Ôtô Hàn Quốc (KAMA).

Ngành ôtô Hàn Quốc đang thụt lùi, doanh số ảm đạm, nhiều nhà cung ứng phá sản. Ảnh: Sputniknews.

Liên tiếp rớt hạng

Nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn đứng trong top đầu các nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên, sau khi đánh mất vị trí vào tay Trung Quốc, rồi bị Ấn Độ vượt mặt, giờ đây Hàn Quốc sắp thua cả Mexico, tờ kinh doanh Maeil Business Newspaper (Hàn Quốc) cho biết.

Hyundai Motor kiểm soát tới 70% thị trường xe nội địa cùng công ty con Kia Motors, giờ đây đã chuyển dây chuyền sản xuất sang Mexico và Ấn Độ. General Motors cũng vừa đóng cửa một nhà máy sản xuất xe ở phía Tây Nam thành phố Gunsan.

Khó khăn đang bủa vây Hyundai và các nhà cung cấp linh kiện. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và chi phí cho nghiên cứu các công nghệ mới như xe tự hành, chia sẻ xe, xe kết nối và xe điện được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Thực tế đó đòi hỏi ngành ôtô Hàn Quốc phải thay đổi trong bối cảnh các nhà cung cấp lớn thế giới cùng chung tay thành lập liên minh. Một ý tưởng được nhắc nhiều trong thời gian qua là Samsung Electronics và SK Hynix hợp tác với Hyundai sản xuất linh kiện xe hơi, thay vì sản xuất bán vi mạch và pin.

Ngành ôtô Hàn Quốc đang thụt lùi, doanh số ảm đạm, nhiều nhà cung ứng phá sản. Ảnh: Sputniknews.

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế và lãi hợp nhất của Hyundai đã giảm sáu năm liên tiếp, giảm 47% xuống còn 2,42 nghìn tỷ won (2,16 tỷ USD) do xuất khẩu xe sang Mỹ giảm mạnh. Doanh số bán hàng tăng vỏn vẹn 1% đạt mức 97 nghìn tỷ won (87,3 tỷ USD).

“Chi phí cho khuyến mãi và các khoản chi an toàn đã hết”, một lãnh đạo Hyundai cho biết.

Hyundai xuất khẩu khoảng 60% xe nội địa sang các nước Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Lợi nhuận của các nhà máy và dây chuyền sản xuất linh kiện tại Hàn Quốc đã giảm mạnh thời gian gần đây.

Doanh thu của ngành công nghiệp xe hơi Hàn Quốc đã rớt đáy, hiện chỉ chiếm 10% mặt hàng xuất khẩu của nước này.

Hàng loạt nhà cung ứng linh kiện xin phá sản

Đơn vị cung cấp vô lăng cấp một cho Hyundai đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tháng 12 năm ngoái. Trước đó, hai nhà cung ứng cấp một khác của Hyundai chịu trách nhiệm sản xuất linh kiện nội thất và bộ truyền động cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Leehan, nhà cung cấp bộ phận hốc gió cũng làm ăn thua lỗ, buộc phải tái cấu trúc và đặt dưới sự quản lý của ngân hàng.

Xe Hàn đang thất thế không chỉ tại Hàn Quốc. Trong ảnh là một showroom ảm đạm của Hyundai tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Ngoại trừ Kumho Tire, được bán cho một công ty Trung Quốc từ năm ngoái, tất cả đơn vị cung ứng của Hyundai đều gặp vấn đề nghiêm trọng. Truyền thông Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên các nhà cung ứng của Hyundai làm ăn thua lỗ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

“Chuỗi nộp đơn xin phá sản này cho thấy cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc đang lan rộng”, tờ Maeil Business Newspaper nhận định.

Ước tính Hàn Quốc có khoảng 850 nhà cung ứng cấp một, 8.000 nhà cung ứng cấp hai và ba làm ăn với các hãng xe. Một mình Hyundai chiếm 80% doanh số bán hàng từ các nhà cung ứng cấp một.

Hyundai sử dụng vị thế độc tôn của mình đòi hỏi các nhà cung ứng giảm chi phí. Ở phía ngược lại, các hãng xe Nhật lại hợp tác với nhà cung ứng, đồng thời chia sẻ lợi nhuận nếu có tiến bộ công nghệ hoặc cắt giảm chi phí thành công.

Tại Hàn Quốc, các nhà cung ứng không nhận được sự khích lệ này. Họ phải đối mặt với nhiều hạn chế, bị ngăn không cho làm ăn với hãng xe nước ngoài. Trong khi đó, Toyota Motor lại khuyến khích các nhà cung ứng hợp tác với các hãng xe khác.

Thực tế đó cho thấy tương lai ngành ôtô Hàn Quốc đang rất ảm đạm và chưa biết bao giờ mới khởi sắc trở lại.

Gia Nguyễn

Zing





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98