2.100 tỷ đồng của vợ chồng Trung Nguyên trong ngân hàng chỉ còn 1,3 tỷ

27/03/2019 09:47
27-03-2019 09:47:31+07:00

2.100 tỷ đồng của vợ chồng Trung Nguyên trong ngân hàng chỉ còn 1,3 tỷ

Tài khoản bà Thảo đứng tên tại hai ngân hàng đã quyết toán, chỉ còn 1,3 tỷ đồng trong nhà băng còn lại.

Sáng 27/3, sau gần một tháng tạm ngưng, TAND TP HCM mở lại phiên xử ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).

Vẫn trong trang phục đặc trưng thường thấy, ông Vũ cùng luật sư đến tòa khá sớm.

8h15, mở đầu buổi làm việc, HĐXX công bố kết quả thu thập chứng cứ số tiền hơn 2.100 tỷ đồng thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng do bà Thảo đứng tên tại ba ngân hàng. Theo đó, tài khoản tại hai ngân hàng đã quyết toán, còn 1,3 tỷ đồng ở nhà băng còn lại.

Tòa quyết định quay lại phần hỏi - cho các đương sự hỏi nhau về khối tài sản này.

Đại diện của ông Vũ cho biết, khoản tiền hơn 2.100 tỷ đồng là tài sản chung của hai vợ chồng. Do đây là tài sản cá nhân nên phía bị đơn không đặt câu hỏi nào thêm.

Phía bà Thảo trước đó nói rằng không có tiêu dùng cá nhân nào liên quan đến số tiền này. Phía nguyên đơn hỏi ông Vũ: "Có đưa ra được căn cứ chứng minh hơn 2.100 tỷ đồng là tài sản chung? Bị đơn có yêu cầu phản tố thì phải có bản tự khai".

Đại diện ông Vũ nói: "Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung. Năm 2016 bị đơn đã nộp bản bổ sung thể hiện tài sản này gồm tiền vàng, ngoại tệ tại 4 ngân hàng là hơn 2.400 tỷ đồng.

"Không phải bất cứ số tiền nào trong tài khoản của bà Thảo cũng là tài sản chung", luật sư bà Thảo nói. Phía ông Vũ cho rằng: "Sẽ là tài khoản riêng của bà Thảo nếu nguyên đơn chứng minh được".

Đại diện của bà Thảo đề nghị ngừng phiên tòa để yêu cầu bị đơn cung cấp bản tự khai, nêu rõ số tiền của ai, dòng tiền đi thế nào.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ảnh: Thành Nguyễn.

HĐXX hỏi phía ông Vũ: "Từ năm 2016 bà Thảo có thông báo sử dụng số tiền này vào việc gì không? Bà Thảo có góp khoản tiền nào lớn vào việc đầu tư công ty từ năm 2015 đến 2018?". Đại diện của ông Vũ đáp: "Bà Thảo không góp bất kỳ khoản nào".

Việc xét xử ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên tạm dừng chiều 1/3, do HĐXX muốn xác minh số tiền hơn 2.100 tỷ đồng, theo yêu cầu phân chia của ông Vũ.

Đại diện của bà Thảo cũng gửi đơn đề nghị tòa tạm ngừng vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, các vấn đề pháp lý mấu chốt "đang bị định hướng theo cảm tính". Đồng thời, nguyên đơn cũng đưa ra nhiều căn cứ chứng minh sự đóng góp quan trọng của bà Thảo vào thành công và phát triển của Trung Nguyên chứ không phải như quan điểm của VKS trước đó.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Ảnh: Thành Nguyễn.

Bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn 20 năm trước và có 4 con. Năm 2015, bà Thảo khởi kiện đòi ly hôn vì cho rằng mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng không thể hàn gắn.

Quá trình thụ lý tòa 10 lần hòa giải nhưng không thành. Hôm 20/2 HĐXX bắt đầu mở phiên xử công khai. Tại tòa, bà Thảo và ông Vũ tranh cãi căng thẳng về quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng con cái, phân chia tài sản và điều hành Trung Nguyên.

Bà Thảo yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng các con và đề nghị ông Vũ cấp dưỡng cho các con mỗi người 5% cổ phần sở hữu. Ông Vũ cũng có nguyện vọng được nuôi các con mà không cần vợ cấp dưỡng. Sau nhiều lần thương lượng cả hai thống nhất nếu tòa giao các con cho bà Thảo nuôi dưỡng thì ông Vũ sẽ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng cho cả 4 con.

Về việc phân chia tài sản, vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên xác định có tổng cộng 26 bất động sản. Tuy nhiên, họ thống nhất chỉ đưa vào giải quyết trong phạm vi vụ án này 13 bất động sản đã có đủ điều kiện pháp lý. Hiện ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng, bà Thảo quản lý bảy bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng. Hai bên thống nhất để cho bà Thảo và các con căn nhà đường Tú Xương (quận 3), các nhà đất khác chia đôi.

Đối với tài sản trị giá hơn 2.100 tỷ đồng tại ngân hàng, bà Thảo đề nghị không đưa vào giải quyết trong phạm vi vụ án này. Còn ông Vũ đòi chia theo tỷ lệ phần hơn 70/30.

Còn tài sản là cổ phần của hai vợ chồng tại 7 công ty, bà Thảo yêu cầu hưởng 51% tại Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên - công ty nòng cốt chiếm phần lớn giá trị của tập đoàn; 15% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên và 7,5% cổ phần tại Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên - G7. Đối với số cổ phần của vợ chồng tại 4 công ty còn lại, bà Thảo đồng ý chia cho ông Vũ sở hữu toàn bộ.

Phía ông Vũ không đồng ý, đề nghị hưởng 70% giá trị cổ phần tại tất cả công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và sẽ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền mặt đối với số cổ phần còn lại. Cả hai đều giành quyền điều hành công ty mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Hôm 25/2, VKS đề nghị tòa cho vợ chồng ông chủ Trung Nguyên ly hôn, 4 con giao cho bà Thảo nuôi theo thỏa thuận hai bên đã thống nhất. Các bất động sản cũng chia theo sự thỏa thuận của hai bên. Phần vốn góp chung tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên chia đôi, song phải tính đến các yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Với tài sản 2.100 tỷ đồng tại ngân hàng chưa thu thập chứng cứ đầy đủ nên tách ra xử lý riêng.

Hải Duyên

VNExpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo gì?

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đánh giá tác động từ sự gia tăng của các nguồn điện phân tán, nhất là điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu khai rành rọt những lần hối lộ nhóm cựu quan chức 3 tỉnh

Trả lời xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) khai rành rọt việc “đi quan hệ”, đưa hối lộ các cựu quan chức của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi...

Dự thảo Luật Thương mại điện tử có nhiều điểm mới, làm rõ khái niệm 'livestream bán hàng'

Dự thảo Luật Thương mại điện tử quy định, đối với chủ nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chỉ định hoặc thành lập pháp nhân đại diện tại Việt Nam để thực...

Nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ Trung Quốc tăng bất thường

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu thép HRC khổ rộng từ 1.900mm trở lên từ Trung Quốc lên tới 430.000 tấn, cao gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98