Các ngân hàng lớn trên thế giới sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tránh rắc rối?

25/03/2019 20:00
25-03-2019 20:00:00+07:00

Các ngân hàng lớn trên thế giới sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tránh rắc rối?

Làm ăn với đối tượng khách hàng không phù hợp có thể cực kỳ tốn kém cho các ngân hàng.

Năm 2012, HSBC đã phải bỏ ra 1.9 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc rằng họ cho phép những băng đảng ma túy quốc tế “rửa” hàng tỷ USD xuyên biên giới. ING thì bị “bay” mất 900 triệu USD vào tháng 9 năm ngoái sau khi thừa nhận tội phạm đã chuyển tiền qua các tài khoản tại ngân hàng của họ. Và trong những tháng gần đây, ngân hàng Danske là trung tâm của một vụ bê bối liên quan đến các quỹ đáng ngờ của Nga.

Một công ty khởi nghiệp, Silent Eight, trụ sở tại Singapore, cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các công ty tài chính tránh được loại rắc rối đó. Silent Eight cho biết công nghệ của họ sử dụng AI và máy học để xác định và tạm dừng các giao dịch bất hợp pháp trước khi chúng xảy ra.

Công ty này là đứa con tinh thần của Martin Markiewicz. Nhà toán học được đào tạo bài bản này đã lập ra Silent Eight khi ông từ Ba Lan chuyển đến Đông Nam Á cách đây khoảng 5 năm.

Markiewicz tuyên bố trí tuệ nhân tạo tốt hơn các phương pháp mà các ngân hàng hiện đang sử dụng. Họ thường dùng nhân viên để kiểm tra một cách thủ công danh sách các cá nhân và công ty đang đối mặt với các lệnh trừng phạt hoặc bị điều tra hình sự.

"Các ngân hàng toàn cầu phải xem xét hàng triệu giao dịch đáng ngờ mỗi năm, vì vậy đó là một cách rất không hiệu quả để ngăn chặn những kẻ xấu khỏi hệ thống tài chính. Với AI, bạn có thể làm điều đó nhanh hơn nhiều và không gặp phải lỗi do con người gây nên", ông nói.

Phần mềm của Silent Eight săn lùng các giao dịch dạng như một quan chức Chính phủ Triều Tiên có tên trong danh sách đen đang cố gắng mở tài khoản hoặc một công ty có mối quan hệ với Chính phủ Iran đang cố gắng vay tiền.

"Không ai muốn trở thành ngân hàng bị bắt gặp tài trợ cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên", Markiewicz nói.

Hệ thống của Silent Eight hoạt động bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ hàng ngàn tài liệu và các nguồn khác, ngày càng thông minh hơn và hiệu quả hơn, công ty này cho biết.

Ban đầu, startup này cân nhắc thiết lập hoạt động tại London hoặc Tokyo trước khi định cư tại Singapore. Markiewicz cho biết nhóm của họ cuối cùng đã chọn đảo quốc này vì môi trường kinh doanh ở đây dễ dàng, người dân sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và cơ quan quản lý tài chính có tiếng là tốt.

Các ngân hàng đang quan tâm đến những gì công ty này cung cấp.

Năm ngoái, Standard Chartered công bố rằng họ đang triển khai công nghệ của Silent Eight để giúp sàng lọc các khách hàng tiềm năng, xem họ có bị rơi vào danh sách các cá nhân và công ty có rủi ro cao cần phải theo dõi hay không.

Ngân hàng quốc tế này có trụ sở tại London nhưng tập trung mạnh vào châu Á, đã phải trả hơn 600 triệu USD tiền phạt vào năm 2012 sau khi chính quyền Mỹ phát hiện một trong những đơn vị của họ đã vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Gần đây, ngân hàng này đã dành ra thêm 900 triệu USD cho các khoản phạt có thể xảy ra.

Người phát ngôn của Standard Chartered đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về cách ngân hàng này sử dụng công nghệ của Silent Eight.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98