Các tỷ phú thế giới trở nên siêu giàu bằng cách nào?

12/03/2019 20:00
12-03-2019 20:00:00+07:00

Các tỷ phú thế giới trở nên siêu giàu bằng cách nào?

Trở thành tỷ phú không phải là điều dễ dàng. Câu lạc bộ tỷ phú hiện chỉ có 2,153 thành viên, nhưng có rất nhiều cách mà những người trong danh sách Tỷ phú thế giới năm 2019 của Forbes đã sử dụng để tạo dựng nên sự giàu có của họ: Từ bán màn hình điện thoại thông minh cho Apple đến phát triển một đế chế giàn giáo.

 

Trong số 195 người mới có mặt trong năm nay, nhiều người đã tạo ra gia tài ở các ngành công nghiệp truyền thống như thực phẩm, đồ uống, cũng như sản xuất. Tuy nhiên, một số tỷ phú mới cũng tận dụng các xu hướng hiện tại. Có lẽ cách làm giàu mới nhất (và gây tranh cãi nhất) là bán bình xịt nicotine - đó là cách mà James Monsees và Adam Bowen, người đồng sáng lập của Juul Labs, đã tích lũy được khối tài sản trị giá hàng tỷ USD của họ.

Tuy vậy, phần lớn các tỷ phú trên thế giới đã không dùng cách trên để đạt được khối tài sản 10 con số. Hầu hết tài sản của họ được tạo ra ở ngành công nghiệp tài chính và đầu tư “nhàm chán”. Năm nay, có 306 tỷ phú đến từ ngành công nghiệp này, chiếm 14% trong tổng số 2,153 tỷ phú trên danh sách của Forbes. Các thành viên đáng chú ý trong nhóm này gồm có Warren Buffett, người giàu thứ ba trên thế giới và Robert Smith, người sáng lập công ty đầu tư vốn tư nhân Vista Equity Partners. Mặc dù giá bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã lao dốc suốt năm qua, nhưng Brian Armstrong, CEO và đồng sáng lập của ví tiền điện tử Coinbase, đã trở thành tỷ phú trong năm nay. Năm ngoái, tài chính và đầu tư cũng được xếp hạng là ngành có nhiều tỷ phú nhất, với 310 người. Hóa ra, quản lý hoặc đầu tư tiền của người khác có thể giúp bạn trở nên giàu có.

Một cách khác để mọi người trở nên giàu có là bán quần áo, đồ trang điểm và mọi thứ liên quan. Ngành thời trang và bán lẻ có nhiều tỷ phú thứ hai với 230 người, chiếm 11% tổng số. Alice, Jim và Rob Walton – những người thừa kế của Walmart – có mặt trong số 20 người giàu nhất thế giới; cùng với Bernard Arnault của nhà cung cấp hàng xa xỉ LVMH; Amancio Ortega - người tạo ra thương hiệu Zara; và Francoir Bettencourt Meyers - người thừa kế L'Oreal, cũng là người phụ nữ giàu nhất thế giới. Những tỷ phú mới trong ngành thời trang và bán lẻ gồm Luciano Hang, với tài sản trị giá 2.2 tỷ USD nhờ chuỗi cửa hàng bách hóa Havan ở Brazil; Chen Tei-Fu, người điều hành công ty bán lẻ và cung cấp sản phẩm thảo dược Sunrider cùng vợ; và Dani Reiss, người có khối tài sản trị giá 1.3 tỷ USD gắn liền với công ty áo khoác mùa đông thời thượng Canada Goose.

Bán nhà cho người dân, hoặc cho các công ty thuê văn phòng cũng là những cách phổ biến để kiếm hàng đống tiền. Bất động sản đứng thứ ba với 223 tỷ phú, chiếm khoảng 10% những người giàu nhất thế giới. Trung Quốc có nhiều tỷ phú bất động sản nhất với 55 người, so với 46 người ở Mỹ. Hui Ka Yan, chủ tịch của Evergrande Group, là ông trùm bất động sản giàu nhất thế giới với khối tài sản 38.3 tỷ USD. Donald Bren, chủ sở hữu của công ty Irvine có trụ sở tại Nam California, là nhà phát triển bất động sản giàu nhất nước Mỹ với 16.4 tỷ USD. Nhưng nổi tiếng nhất trong nhóm bất động sản là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có tài sản ròng không đổi so với một năm trước là 3.1 tỷ USD.

Ngày càng có nhiều người trở thành tỷ phú bằng cách tạo ra các ứng dụng di động “hot”, phần mềm doanh nghiệp và những sản phẩm công nghệ phổ biến khác. Công nghệ đứng thứ tư với 214 tỷ phú công nghệ, hoặc 10%, tăng một điểm phần trăm so với năm ngoái. Tăng trưởng tài sản công nghệ đã tăng khá nhanh: Năm 2005, số tỷ phú công nghệ trong danh sách của Forbes chỉ là 42. Năm nay, 34% tất cả những người mới trong danh sách này đã tạo ra tài sản ở lĩnh vực này nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác. Các tỷ phú công nghệ mới bao gồm Daniel Ek của Spotify đến Pavel Baudis, người đồng sáng lập công ty an ninh mạng Avast. Safra Catz, đồng CEO của tập đoàn phần mềm khổng lồ Oracle, cũng gia nhập đội ngũ tỷ phú năm nay nhờ lượng cổ phiếu và quyền sở hữu 1% tại công ty phần mềm do Larry Ellison sáng lập.

Dù không được Forbes chính thức theo dõi, nhưng “ly hôn” cũng có thể là một điều mang lại chỗ đứng trong danh sách tỷ phú. Đầu năm nay, Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới với khối tài sản trị giá 131 tỷ USD, thông báo ông và vợ là MacKenzie sẽ chia tay. MacKenzie có thể ra đi với tài sản 65 tỷ USD từ cổ phiếu của Amazon. Sue Gross, người đã kết hôn với Bill Gross, đồng sáng lập PIMCO, đến khi ly hôn năm 2017 đã gia nhập danh sách tỷ phú sau khi nhận được khoảng 1.3 tỷ USD, một ngôi nhà trị giá 36 triệu USD ở Laguna Beach, và một nửa bộ sưu tập nghệ thuật của vợ chồng họ, trong đó có một bức tranh Picasso.

Dưới đây là danh sách đầy đủ của 10 ngành công nghiệp hàng đầu mà các tỷ phú đã tạo dựng nên tài sản của họ:

1. Tài chính và đầu tư

  • 306 tỷ phú
  • Chiếm 14% danh sách

2. Thời trang và bán lẻ

  • 230 tỷ phú
  • Chiếm 11% danh sách

3. Bất động sản

  • 223 tỷ phú
  • Chiếm 10% danh sách

4. Công nghệ

  • 214 tỷ phú
  • Chiếm 10% danh sách

5. Sản xuất

  • 188 tỷ phú
  • Chiếm 9% danh sách

6. Đa ngành

  • 188 tỷ phú
  • Chiếm 9% danh sách

7. Thực phẩm và đồ uống

  • 171 tỷ phú
  • Chiếm 8% danh sách

8. Chăm sóc sức khỏe

  • 135 tỷ phú
  • Chiếm 6% danh sách

9. Năng lượng

  • 85 tỷ phú
  • Chiếm 4% danh sách

10. Truyền thông & Giải trí

  • 71 tỷ phú
  • Chiếm 3% danh sách

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98