Cấp bách 'giải cứu' Tân Sơn Nhất

16/03/2019 08:30
16-03-2019 08:30:18+07:00

Cấp bách 'giải cứu' Tân Sơn Nhất

Quá tải cả trên trời và dưới đất, chất lượng dịch vụ “đội sổ” trong bảng xếp hạng, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là vô cùng cấp bách nhưng tiến độ triển khai vẫn đang bị trì hoãn.

Sân bay Tân Sơn Nhất "ngộp thở" vì quá tải (số liệu năm 2017, nguồn: ACV). Ảnh: Mai Hà - Đồ họa: Hồng Sơn

Ùn tắc từ trong ra ngoài

"Người dân chỉ cần nhanh chóng có 1 nhà ga với quy mô lớn, chất lượng tốt, tiết kiệm cho ngân sách, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu"

TS Phạm Văn Hùng, Phó viện trưởng Viện KHCN GTVT phía Nam

Trở về TP.HCM trưa 11.3 sau chuyến bay dài từ Mỹ, chị Nguyệt (Q.4) không khỏi bất ngờ khi bước vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Không phải dịp cao điểm lễ, tết nhưng người chờ xếp hàng làm thủ tục kéo dài từ cửa vào sân bay cho tới khu vực hải quan. Ngay cả làn ưu tiên cho khách hạng thương gia của Vietnam Airlines cũng chật kín hàng trăm người đứng chờ. “Đi vé hạng thương gia về cũng phải chờ xếp hàng cả gần tiếng đồng hồ mới làm xong thủ tục nhập cảnh. Tôi đi nhiều nước nhưng chưa thấy sân bay nào đông đúc chật chội, thủ tục xuất, nhập cảnh làm lâu như các sân bay tại VN. Khách nước ngoài ai cũng lắc đầu ngao ngán”, chị Nguyệt than.

Không chỉ khu vực nhập cảnh, hình ảnh hành khách chen chúc xếp hàng chờ đợi làm thủ tục check-in, lấy hành lý… không khó bắt gặp tại bất cứ thời điểm nào ở sân bay Tân Sơn Nhất. Số liệu từ Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) cho biết năm 2017, lượng hành khách thông qua Tân Sơn Nhất đã vượt con số 36 triệu lượt, quá tải khoảng 30%, trong đó nhà ga quốc nội T1 đã khai thác 22,37 triệu lượt, vượt 1,5 lần công suất thiết kế. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong bảng xếp hạng khảo sát sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ đối với 6 sân bay quốc tế mà Cục Hàng không VN mới công bố, sân bay Tân Sơn Nhất giữ vị trí “đội sổ” với 3,96 điểm, cách sân bay Cát Bi - đứng đầu bảng - tới gần 1 điểm. Trong bối cảnh đó, sự phát triển đột phá của ngành du lịch, kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng cao, cùng sự gia nhập của nhiều hãng hàng không mới đang đặt thêm áp lực rất lớn lên khả năng khai thác của sân bay lớn nhất nước này.

Triển khai chậm trễ

Từ đầu tháng 10.2018, trong buổi lễ công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã nhấn mạnh việc triển khai thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, các đơn vị liên quan cần sớm lập kế hoạch đầu tư các hạng mục trong quy hoạch với các hình thức đầu tư, huy động vốn phù hợp, cố gắng để năm 2022 có thể đưa vào khai thác sân bay theo quy hoạch mới. Trong đó, việc quan trọng nhất cần phải làm ngay là xây dựng nhà ga hành khách T3. Nhưng đã gần nửa năm trôi qua, việc ai sẽ là chủ đầu tư của nhà ga T3 vẫn chưa “ngã ngũ”.

Một nguồn tin từ ACV cho biết theo chỉ đạo của Bộ GTVT, tổng công ty đã lựa chọn đơn vị tư vấn ADCC lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trên khu đất 36,16 ha mà Bộ Quốc phòng đã thống nhất bàn giao cho hàng không dân dụng. Trong đó, 19,79 ha đất đã được bàn giao làm sân đỗ máy bay và 16,37 ha để triển khai xây dựng nhà ga hành khách T3 và các công trình phụ trợ. Với diện tích đất 16,05 ha, tư vấn ADCC đã nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng nhà ga T3 cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ hành khách nội địa, đảm bảo đáp ứng công suất 20 triệu hành khách/năm, nâng tổng công suất của cảng đạt 50 triệu hành khách/năm. Phương án nhà ga T3 với 2 cao trình được xây dựng 3 tầng, 10 cầu ống dẫn khách với tổng diện tích sàn khoảng 100.000 m2 cùng với các hạng mục như một phần sân đỗ máy bay, đường giao thông nội cảng, nhà để xe cao tầng, các công trình phụ trợ... Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 11.659 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào quý 3/2020, có thể bắt đầu khai thác từ quý 2/2022 nếu bảo đảm tiến độ.

Phía Bộ GTVT cũng kiến nghị với Chính phủ giao ACV đầu tư nhà ga T3, và nếu không là nhà đầu tư duy nhất, ACV có thể góp vốn ở mức 61%, hoặc 51% hay 36%. Tuy nhiên cho đến nay ACV vẫn chưa hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án mặc dù Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ đã hơn 1 lần có công văn chỉ đạo, thúc giục.

Trong khi Bộ GTVT chờ báo cáo của ACV, có rất nhiều doanh nghiệp “đánh tiếng” muốn đầu tư vào dự án này. Cuối năm 2018, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương - IPP có công văn gửi Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị được cùng ACV đầu tư nhà ga hành khách T3. Mới đây, Tập đoàn FLC cũng đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ga này và khẳng định sẽ tập trung toàn lực để đưa công trình vào khai thác sau 1 năm xây dựng nếu được chấp thuận đầu tư.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1.3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin trong trường hợp có nhiều hơn một nhà đầu tư sẽ phải tổ chức đấu thầu cạnh tranh. Như vậy, dù là dự án cấp bách, khẩn thiết nhưng công tác triển khai vẫn lòng vòng, chậm trễ và không biết bao giờ dự án mới có thể khởi công.

TS Phạm Văn Hùng, Phó viện trưởng Viện KHCN GTVT phía nam, cho rằng không cần biết chỉ định thầu hay đấu thầu, người dân chỉ cần nhanh chóng có 1 nhà ga với quy mô lớn, chất lượng tốt, tiết kiệm cho ngân sách, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Do đó, thay vì chờ phương án của từng đơn vị rồi tổng hợp, đánh giá, Bộ GTVT chỉ cần nêu ra những yêu cầu cụ thể đối với dự án về quy mô, chất lượng công trình, thời gian hoàn thành thi công, phương án tài chính phù hợp… Những doanh nghiệp nào cảm thấy có thể đảm nhận sẽ đề xuất xin làm. Khi đó, nếu có nhiều hơn 1 doanh nghiệp, năng lực tương đương mới tổ chức công khai đấu thầu.

Hà Mai

THANH NIÊN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư tại Lào

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và đề nghị phía Lào hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp thực hiện dự án tại quốc...

Một công ty bị truy tố tội trốn thuế trong vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 13.000 tỉ đồng

Trong vụ mua bán trái phép hóa đơn, công ty này đã sử dụng 51 hóa đơn GTGT khống để kê khai, trốn hơn 31 tỉ đồng tiền thuế GTGT và thuế TNDN.

TPHCM: Đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 40% GRDP, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế, đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 40% GRDP, 40% doanh nghiệp có...

Dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và các đơn vị trực thuộc tổng lực huy động lực lượng xử lý, khắc...

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 07/09, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn có đầy đủ quy trình, quy...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Bộ Công Thương tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện...

Bộ Tài chính: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 290 ngàn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch

Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của...

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho ‘nền kinh tế bạc’?

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi tỷ lệ người cao niên trên 60 tuổi bắt đầu vượt ngưỡng 10%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh và đạt 25%...

Ông Nguyễn Huy Dũng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 06/09, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98