Doanh nghiệp bán lẻ nội vẫn lép vế trước đại gia ngoại

20/03/2019 21:30
20-03-2019 21:30:00+07:00

Doanh nghiệp bán lẻ nội vẫn lép vế trước đại gia ngoại

Chuyên gia cho rằng để cạnh tranh, các nhà bán lẻ trong nước cần áp dụng công nghệ, robot hoá trong một số khâu để tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Chia sẻ tại diễn đàn bán lẻ Việt Nam ngày 20/3, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng tốc khá nhanh trong 5 năm qua, minh chứng qua dữ liệu tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ ngày càng tăng. Giai đoạn 2015 - 2017 tốc độ tăng tổng mức bán lẻ 10,5-10,9% thì năm 2018 tỷ lệ này là 11,7%, đạt gần 4.400 tỷ đồng.

"Năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị thì đến năm 2018 có khoảng 8.600 chợ, 1.000 siêu thị, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn", bà Nga thông tin.

Tuy nhiên một thực tế cũng được Phó vụ trưởng Thị trường trong nước chỉ ra, là các nhà bán lẻ trong nước đa phần là nhỏ và vừa, đang phải cạnh tranh trực diện với các nhà bán lẻ ngoại. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau.

Người tiêu dùng chọn mua trái cây tại một hệ thống siêu thị ở Hà Nội. Ảnh: Hà My

5 năm qua cũng là khoảng thời gian thị trường bán lẻ Việt chứng kiến sự gia tăng tiềm lực, mở rộng thị phần của các tập đoàn đa quốc gia như Aeon, Lotte, Auchan, BigC...  Các tập đoàn nước ngoài khác cũng đã nhanh chóng mở rộng thị trường để khai thác tiềm năng với các chuỗi cửa hàng liên tục được mở rộng.

Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. "Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, đang bị "lép vế" với những "ông lớn" nước ngoài", bà Lưu Bảo Vân - Giám đốc điều hành dự án Intage Việt Nam nhận xét. Hiện chỉ số ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa có tên tuổi như Coop.mart, Vinmart... đủ tiềm lực cạnh tranh chia lại miếng bánh thị phần bán lẻ với khối ngoại.

Một trong những gợi ý về chiến lược thay đổi với bán lẻ nội địa được bà Đặng Thuý Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc (Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam) là áp dụng công nghệ, robot hoá trong một số khâu bán lẻ để tăng trải nghiệm cho khách hàng. Bà Hà phân tích, với mô hình cửa hàng nhỏ, cần có hiểu biết sâu sắc về người mua hàng nhằm vào 4 yếu tố cơ bản, đó là tối ưu danh mục sản phẩm (sản phẩm bán chạy và sản phẩm đặc thù), đáng giá đồng tiền, tiết kiệm thời gian và khuyến khích mua sắm thường xuyên.

"Các nhà bán lẻ cần đảm bảo yếu tố mới lạ về sản phẩm và dịch vụ nhằm kích thích mua sắm và sự trung thành của khách hàng", bà Hà nêu.

Ở góc độ doanh nghiệp bán lẻ, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó tổng giám đốc thường trực Hapro đề xuất, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển thương hiệu gồm hỗ trợ đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại... Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường tính liên kết, kết nối từ sản xuất đến phân phối...

Anh Minh

VNExpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thứ trưởng Bộ Công Thương: 98% hộ gia đình được giảm tiền điện khi áp biểu giá bậc thang mới

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định việc mức chênh lệch giá điện khi áp giá điện bậc thang 5 bậc là phù...

Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công được giao

Bộ Tài chính đề nghị 21 bộ, cơ quan Trung ương và 30 địa phương khẩn trương hoàn thành việc phân bổ kế hoạch năm 2023 đối với số vốn chưa phân bổ khoảng 16.000 tỷ...

Công ty sản xuất module camera top 3 thế giới đề xuất đầu tư dự án 430 triệu USD tại Nghệ An

Công ty TNHH Công nghệ Qtech đang nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy ở Nghệ An, với quy mô đầu tư lên đến 430 triệu USD.

Hyosung đầu tư thêm dự án 720 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cùng với dự án Nhà máy sợi Carbon đang được triển khai thuận lợi, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) tiếp tục đầu tư dự án có vốn đầu tư khoảng 720 triệu USD tại Bà Rịa -...

Thu hút đầu tư xanh: Chỉ nên lọc công nghệ thay vì lọc ngành

Không thể loại trừ hết các ngành có dấu hiệu ô nhiễm mà nên chọn nâng cao công nghệ để giảm ô nhiễm và nâng hiệu quả khi chế biến, tinh lọc.

Thông tin thời điểm xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, Việt Á, FLC

Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết trong năm 2024, dự kiến sẽ đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, như vụ: Tân Hoàng Minh...

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh...

Các tập đoàn Pháp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đặc biệt là nhắm đến những ngành năng lượng mới như năng lượng tái...

Cần Thơ: Nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư đối với Trung tâm đầu mối nông sản vùng ĐBSCL

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh...

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/03/2024 

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03/05/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98