Khủng hoảng rơi máy bay khiến Boeing “bốc hơi” hơn 25 tỷ USD vốn hóa
Khủng hoảng rơi máy bay khiến Boeing “bốc hơi” hơn 25 tỷ USD vốn hóa
Vào chiều ngày thứ Tư (13/03), lại thêm một tin xấu ập lên nhà sản xuất máy bay Boeing khi Mỹ “nối bước” các quốc gia khác ra lệnh cấm bay lên toàn bộ những chiếc máy bay thuộc mẫu Boeing 737 Max 8.
Cổ phiếu của Boeing (BA) ngay lập tức giảm 3% sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về động thái này từ Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về quyết định của Nhà Trắng.
|
Sau đó cổ phiếu BA đã tăng trở lại như là dấu hiệu cho thấy lệnh cấm của Mỹ phần lớn đã phản ánh vào giá cổ phiếu của Boeing. Mặc dù kết thúc ngày giao dịch thứ Tư (13/03), cổ phiếu của Boeing tăng nhẹ, nhưng vẫn giảm hơn 10% kể từ sau vụ tai nạn ở Ethiopia, điều này đã cuốn đi hơn 25 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của công ty này.
Mỹ đưa ra lệnh cấm bay sau khi hai vụ tai nạn máy bay chết người xảy ra liên tiếp trong vòng chưa đầy 5 tháng đều có sử dụng loại máy bay Boeing 737 Max 8. Một chuyến bay của hãng hàng không Lion Air đã đâm xuống vùng biển của Indonesia vào tháng 10/2018 và theo sau đó là vụ tai nạn của một chuyến bay khác của hãng Ethiopian Airlines xảy ra vào ngày Chủ nhật (10/03) vừa qua. Cả hai vụ tai nạn đều không có người sống sót.
Các nhà điều tra hiện vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân gây ra hai vụ tai nạn.
Kết quả của một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy các phi công trên chuyến bay gặp nạn của hãng Lion Air đã gặp trục trặc trong việc điều khiển máy bay sau khi mũi máy bay bị ép rơi xuống bởi một tính năng an toàn tự động. Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Ethiopian Airlines cho biết các phi công trên chuyến bay số hiệu ET302 của hãng cũng đã thông báo có vấn đề trong việc điều khiển máy bay trước khi gặp tai nạn.
Các cơ quan hàng không khắp thế giới đều đã ra lệnh cấm bay đối với máy bay loại 737 Max 8 trong suốt 3 ngày qua. Mỹ về cơ bản là quốc gia cuối cùng cho phép loại máy bay này được phép bay.
Công ty Boeing nói rằng họ vẫn tự tin về độ an toàn của mẫu máy bay 737 Max 8, nhưng chính công ty này đã tự đề nghị việc cấm bay loại máy bay này “vì có quá nhiều lời quở trách và để trấn an du khách về sự an toàn của loại máy bay này”, theo một tuyên bố của công ty.
“Chúng tôi đang hỗ trợ bước điều tra chủ động này”, CEO Dennis Muilenburg nói trong một thông báo. “Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn khi hợp tác với các nhà điều tra, cải tiến độ an toàn và đảm bảo chuyện này không xảy ra lần nữa”.
Ông Muilenburg một lần nữa thể hiện sự đồng cảm của công ty Boeing với gia đình của các nạn nhân trong hai vụ tai nạn và nói rằng công ty luôn ưu tiên sự an toàn của những chiếc máy bay lên hàng đầu.
Cổ phiếu của ba hãng hàng không Mỹ vẫn sử dụng máy bay 737 Max 8 trước khi có lệnh cấm – American Airlines, Southwest và United – đã tích tắc giảm xuống sau thông báo nhưng sau đó lại nhanh chóng xoay chiều. Rất có khả năng Boeing sẽ bồi thường phần doanh thu bị mất cho ba hãng hàng không này. Ba hãng hàng không này sử dụng tổng cộng 67 chiếc máy bay mẫu 737 Max.
Tất cả các hãng hàng không cho biết họ đều sẽ có phương án giúp đỡ những hành khách bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bay. Nhưng loại máy bay này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong đội bay của các hãng – máy bay loại Boeing Max chiếm ít hơn 3% trong tổng số máy bay của mỗi hãng.
Công ty Boeing từng có lịch sử bồi thường cho các hãng hàng không nếu các máy bay mà họ sản xuất bị cấm bay vì có vấn đề về tính an toàn. Năm 2013 công ty này đã bồi thường sau ba tháng máy bay loại 787 Dreamliner bị cấm bay.
Vào sáng ngày thứ Tư (13/03), CEO của hãng hàng không giá rẻ của châu Âu Norwegian Air nói rằng họ sẽ đòi bồi thường số doanh thu bị mất do việc cấm bay 18 chiếc máy bay loại 737 Max 8 từ công ty Boeing.
Fili