Reuters: Trung Quốc đưa ra các đề xuất chưa từng có về chuyển giao công nghệ

28/03/2019 11:44
28-03-2019 11:44:29+07:00

Reuters: Trung Quốc đưa ra các đề xuất chưa từng có về chuyển giao công nghệ

Mỹ và Trung Quốc đã có thêm bước tiến về tất cả vấn đề trong các cuộc đàm phán thương mại, trong đó đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc đưa ra đề xuất chưa từng có về vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc, các quan chức Mỹ nói với Reuters trong ngày thứ Tư (27/03).

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sắp tiếp tục đàm phán với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh trong ngày thứ Năm (28/03) với mục đích tiến tới một thỏa thuận về thương mại nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại dài dăng dẳng.

Cuộc đàm phán ở Bắc Kinh lần này sẽ là các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên trong nhiều tuần qua, sau khi hai bên lùi thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – dự kiến lúc đầu là vào cuối tháng 3/2019.

Để đưa thông tin trên, Reuters đã trao đổi với 4 quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ.

Một quan chức cho biết Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất chưa từng có trước đây, qua đó làm dấy lên hy vọng về một thỏa thuận sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Mỹ về việc cải cách cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc.

“Họ đang trao đổi về chuyển giao công nghệ bắt buộc theo một cách chưa từng có trước đây – cả về phạm vi và các chi tiết cụ thể”, vị quan chức này cho hay.

Washington muốn Bắc Kinh chấm dứt các hành vi mà Mỹ cho là liên quan tới đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và chuyển giao công nghệ bắt buộc. Họ muốn nâng cao khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ và hy vọng Trung Quốc sẽ giảm bớt trợ cấp cho các ngành công nghiệp.

Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục miễn là hai bên đạt được bước tiến về những vấn đề then chốt trong thỏa thuận thương mại.

Trước đó, Reuters ghi nhận rằng hai bên đang đàm phán về các thỏa thuận viết tay ở 6 lĩnh vực: Chuyển giao công nghệ bắt buộc, đánh cắp thông tin qua mạng, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, tiền tệ, nông nghiệp và các rào cản phi thuế quan đối với hoạt động thương mại.

“Nếu xem xét các văn bản thỏa thuận tại thời điểm 1 tháng trước và so với văn bản của ngày hôm nay, bạn sẽ thấy hai bên đã đạt được bước tiến ở mọi lĩnh vực. Chúng tôi vẫn chưa đạt tới thỏa thuận mà chúng tôi mong muốn”, vị quan chức này nói rõ.

Vị quan chức này từ chối đưa ra khung thời gian biểu cho các cuộc đàm phán.

“Các cuộc đàm phán có thể kéo dài tới tháng 5, tháng 6/2019, ai mà biết được. Nó có thể diễn ra trong tháng 4/2019, chúng tôi cũng không biết nữa”, một vị quan chức cấp cao khác cho biết.

Ông nhận định sở hữu trí tuệ và cơ chế triển khai thỏa thuận vẫn còn là những vấn đề khó giải quyết.

“Một số hàng rào thuế quan sẽ được giữ nguyên”

Cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kéo nhau vào cuộc chiến thương mại trong năm 2018, trong đó Mỹ và Trung Quốc đã áp thêm thuế lên tổng cộng 360 tỷ USD hàng hóa lẫn nhau. Trung Quốc muốn Mỹ gỡ bỏ hàng rào thuế quan như là một phần của thỏa thuận. Về phía Mỹ, Washington đang cân nhắc về chuyện gỡ bỏ thuế quan ngay lập tức, vì họ cho rằng hàng rào thuế quan sẽ mang lại đòn bẩy để buộc Trung Quốc phải tuân theo các cam kết mà họ đưa ra.

Tuần trước, ông Trump cho biết Mỹ có thể giữ nguyên các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc thêm một khoảng thời gian dài để đảm bảo Trung Quốc tuân theo thỏa thuận.

“Một số hàng rào thuế quan sẽ ở lại”, vị quan chức thứ hai cho biết. “Có một số hàng rào thuế quan sẽ được gỡ bỏ, nhưng chúng tôi sẽ không thể gỡ bỏ hết hàng rào thuế quan. Chúng tôi không thể làm thế được”.

Vấn đề này sẽ được giải quyết trong các cuộc đàm phán sắp tới.

“Rõ ràng đây là một vấn đề cần phải được giải quyết và sẽ là một phần quan trọng trong thỏa thuận thương mại cuối cùng”, vị quan chức đầu tiên cho biết.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thái Lan phê duyệt kế hoạch phát 4.4 tỷ USD tiền mặt cho dân

Nội các Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch trợ cấp tiền mặt khổng lồ trị giá 145.6 tỷ Baht (4.4 tỷ USD), nhằm hỗ trợ cho hàng triệu người nghèo và giúp kích thích nền...

Từ thép đến kimchi, Hàn Quốc chao đảo trước làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc

Từ những thanh thép cho đến những hũ kimchi, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc đang phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt chưa từng có. Đối thủ của họ không ai khác...

Chuyên gia kinh tế của ECB khuyến nghị lộ trình cắt giảm lãi suất

Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Philip Lane, tốc độ điều chỉnh lãi suất cần phụ thuộc vào tốc độ giảm lạm phát và tình hình...

Cước vận tải biển lao dốc khi xuất khẩu Trung Quốc chững lại

Cước phí vận chuyển container đang giảm mạnh khi xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại. Chỉ số cước vận tải container xuất khẩu Shanghai cho tuyến Bắc Mỹ đã giảm gần...

Cơn đau kéo dài của nền kinh tế Trung Quốc

Bức tranh kinh tế u ám của Trung Quốc đang khiến giới chuyên gia lo ngại. Sau loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng được công bố vào cuối tuần qua, các nhà phân tích...

Các ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Các ngân hàng cho rằng hoạt động kinh tế yếu kém trong tháng Tám đã làm gia tăng sự chú ý đến đà phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và nêu bật việc cần phải...

Mỹ: Các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng lương cơ bản

Các lãnh đạo phụ trách tiền lương cũng cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các chiến lược ngoài lương cơ bản để tăng tổng thu nhập cho nhân viên, chẳng hạn như các loại...

Chờ đợi động thái kế tiếp của Fed

Trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, giới tài chính đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 17/09. Dù đã...

Sau Yagi, Trung Quốc lại đối mặt với siêu bão mạnh nhất kể từ năm 1949

Cơn bão mạnh nhất trong hơn 7 thập kỷ đã đổ bộ vào thủ phủ tài chính của Trung Quốc, mang theo gió giật mạnh và mưa lớn đến vùng duyên hải phía đông, gây xáo trộn...

Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD năm 2050

Thị trường chất bán dẫn thế giới đang ở làn sóng thứ hai, với động lực tăng trưởng đến từ các công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo và lái xe tự động.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98