TPHCM khủng hoảng nhân sự lãnh đạo như thế nào

19/03/2019 09:23
19-03-2019 09:23:42+07:00

TPHCM khủng hoảng nhân sự lãnh đạo như thế nào

Vị trí Phó chủ tịch thành phố đang khuyết ba người, hai sở chưa có giám đốc, nhân sự Văn phòng Ủy ban cũng thiếu nghiêm trọng.

"Chưa bao giờ TPHCM rơi vào tình trạng thiếu nhân sự lãnh đạo như hiện nay. Đây là giai đoạn thành phố khó khăn nhất về công tác cán bộ với những lý do hết sức khách quan. Chuyện đau ốm, bệnh mất không ai nói trước được", Phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến chia sẻ bên lề buổi làm việc của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội mới đây.

Theo Nghị định 08/2016 của Chính phủ, TP HCM và Hà Nội có tối đa 5 Phó chủ tịch. Nhưng trong nhiệm kỳ 2016-2021 chính quyền TPHCM thường xuyên thiếu một, hai người và hiện nay là thiếu ba.

Cuối tháng 4/2018, sau một thời gian nghỉ việc để chữa bệnh, ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đô thị của UBND thành phố nộp đơn xin từ nhiệm vì không thể đáp ứng được công việc và "để người khác làm tốt hơn".

Thường trực UBND TPHCM lúc đó còn 4 Phó chủ tịch là Lê Thanh Liêm, Huỳnh Cách Mạng, Trần Vĩnh Tuyến và Nguyễn Thị Thu. Mảng đô thị sau đó được giao cho ông Tuyến phụ trách, các lĩnh vực khác ông Phong và các Phó chủ tịch mỗi người phụ trách một ít.

Hôm 20/2, sau một thời gian bị bệnh nặng, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn xã Nguyễn Thị Thu qua đời. Một lần nữa, UBND thành phố phải phân chia lại công việc vì thiếu nhân sự. Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm được giao phụ trách luôn cả lĩnh vực văn hóa - xã hội. Ông Trần Vĩnh Tuyến được phân công theo dõi, chỉ đạo các dự án đầu tư trong và ngoài nước thuộc khối văn xã.

Cuối tháng 2, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực an ninh - nội chính của TP HCM là ông Huỳnh Cách Mạng bị bệnh. Dù đã qua nguy hiểm nhưng ông được các bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi và có chế độ làm việc hợp lý.

Thường trực UBND TP HCM hiện chỉ có 3 người điều hành. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong ngoài trách nhiệm của mình còn phải trực tiếp làm mảng kinh tế, kiêm thêm mảng thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng. Các lĩnh vực khác còn lại chưa có người nắm cũng phải chia ra mỗi người phụ trách một mảng.

Tại cuộc họp kinh tế - xã hội đầu tháng 3, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị các sở ngành, quận huyện cùng chia sẻ với thường trực UBND thành phố. Quay sang hai bên, ông nói: "Bên trái, bên phải tôi chỉ còn hai người (ông Lê Thanh Liêm và Trần Vĩnh Tuyến) này thôi. Theo quy chế tôi chỉ phụ trách cán bộ, phụ trách chung và đối ngoại nhưng bây giờ cũng phải nhào vô chứ không khéo không chạy được. Nói như vậy không phải để kể lể, mà để chúng ta cùng chia sẻ...".

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, khi được Chủ tịch thành phố phân công, không ai nề hà hay đùn đẩy trách nhiệm. Mọi người đều thấy phải cố gắng làm tốt hơn để công việc không bị ngưng trệ. "Chị Thu qua đời, những việc chị ấy đang làm không thể không hoàn thành, hay anh Mạng bệnh mà công việc ùn tắc thì không được. Tức là mình phải làm sao để người đã mất yên lòng, còn người đang dưỡng bệnh không hụt hẫng, lo lắng", ông nói.

Đến 18/3, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao quyết định của Thường trực Thành ủy TP HCM phân công ông Huỳnh Cách Mạng về làm Phó thường trực Ban tổ chức Thành ủy. Như vậy, thường trực UBND thành phố hiện chỉ còn 3 người, thiếu đến 3 nhân sự.

Tại Văn phòng UBND TP HCM - cơ quan có chức năng tham mưu cho công việc của Ủy ban, cũng đang thiếu nhân sự trầm trọng. Theo quy định Văn phòng UBND thành phố có 4 cấp phó, song thực tế chỉ có Chánh Văn phòng Võ Văn Hoan và 2 cấp phó đang làm việc, Phó chánh văn phòng Lê Văn Thanh (phụ trách đô thị) đang trong diện bị điều tra.

Những vị trí lãnh đạo bị trống. Đồ hoạ: Khánh Hoàng.

Ngoài ra, các sở ngành, tổng công ty trực thuộc UBND cũng đang khuyết các chức danh lãnh đạo.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Sử Ngọc Anh được Thành ủy điều động về Gò Vấp làm Bí thư quận ủy từ đầu tháng 11/2018 thay bà Trần Thị Diệu Thúy được bổ nhiệm làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố. Từ đó đến nay, Sở Kế hoạch - Đầu tư chưa có giám đốc, hiện do Phó giám đốc Lê Thị Huỳnh Mai phụ trách.

Liên quan việc khủng hoảng nhân sự tại Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố (Phó ban đi nước ngoài khi chưa được phép, Trưởng ban nộp đơn xin nghỉ việc và một loạt vị trí khác cũng xin nghỉ), hồi đầu tháng 1, Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường được điều động về làm trưởng ban này. Hiện Sở GTVT vẫn chưa có chức danh giám đốc, Phó giám đốc Trần Quang Lâm đang phụ trách.

Tương tự, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) hay Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) suốt nhiều tháng nay cũng chưa có người đứng đầu.

Trả lời báo chí về tình hình thiếu nhân sự tại TP HCM hôm 5/3, Chánh văn phòng UBND thành phố Võ Văn Hoan nhìn nhận một số cơ quan của thành phố đang gặp khó khăn về nhân sự khi có người nghỉ hưu, chuyển công tác mà chưa được bố trí kịp thời. Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố đang tập trung rà soát lại đội ngũ cán bộ để sắp xếp lại nhằm đáp ứng thực tiễn, yêu cầu công việc. Việc này phải thực hiện theo đúng quy hoạch, quy trình nên phải làm cẩn trọng để chọn được những cán bộ có năng lực, trình độ, có tâm.

Đề cập cụ thể đến nhân sự Thường trực UBND thành phố, ông Hoan nói sẽ phải tăng cường 3 Phó chủ tịch nhưng thành phố mới chuẩn bị được một, sắp tới sẽ làm tiếp chuyện này.

"Đây là công việc rất phức tạp, không đơn giản như đánh cờ trên bàn. Để có hiệu quả đòi hỏi phải có một quá trình, chưa kể năm nay cấp cơ sở cũng phải kiện toàn, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ sắp tới", ông Hoan nói.

Trung Sơn

VNEXPRESS





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số

Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung...

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp gạo dự trữ sau bão số 3

Sáng 08/09, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina...

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại 3 năm trước

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024 diễn ra trong ngày 07/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu...

Nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID

Phát biểu tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2024 diễn ra sáng 7/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết nền kinh tế đã phục hồi tích...

Sửa đổi Luật Đầu tư công để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc phương, sau gần 05 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần xử lý...

Bộ Chính trị cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98