Bộ Tài chính đề xuất tăng phí nước thải với tiệm rửa xe, nhà hàng

19/04/2019 21:13
19-04-2019 21:13:14+07:00

Bộ Tài chính đề xuất tăng phí nước thải với tiệm rửa xe, nhà hàng

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có thể sẽ tăng từ mức 10% như hiện tại lên 15%, đối với một số cơ sở như rửa xe ô tô, nhà hàng, khách sạn...

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thay thế Nghị định số 154/2016 để lấy ý kiến các bên liên quan.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 154, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết một số địa phương như Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang... cho rằng quy định cơ sở rửa và sửa chữa ôtô, xe máy, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh khác chịu phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt như cá nhân, hộ gia đình là không công bằng. Bởi vì nước thải của những cơ sở này có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao hơn.

Đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở các cơ sở rửa xe ôtô.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính nhận định căn cứ vào quy định hiện hành, trường hợp nước thải của cơ sở rửa ôtô, rửa xe máy, sửa chữa ôtô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn ô nhiễm hơn thì địa phương có thể quyết định mức phí cao hơn.

Theo đó, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án đề xuất điều chỉnh. Phương án thứ nhất là giữ quy định mức phí như hiện hành, tức là mức phí 10% giá bán 1 m3 nước sạch. Trường hợp có mức thu cao hơn thì hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo tình hình thực tế.

Phương án thứ hai là mức thu phí bảo vệ môi trường 10% trên giá bán của một m3 nước sạch, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Riêng các cơ sở rửa, sửa chữa ôtô, xe máy, nhà hàng, khách sạn, mức phí sẽ tăng lên 15% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

"Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định" - dự thảo của Bộ Tài chính nêu rõ.

Theo Bộ Tài chính, chính sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là công cụ quan trọng của Nhà nước góp thêm nguồn kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do đối tượng này gây ra.

Mặc dù số thu từ phí BVMT đối với nước thải còn hạn chế (năm 2016 thu đạt khoảng 1.287 tỉ đồng; năm 2017 đạt khoảng 2.102 tỉ đồng) nhưng khoản thu này góp phần tích cực cho các địa phương chi cho nhiệm vụ đầu tư, bảo vệ môi trường.

Mặt khác, hiện nay nhiều địa phương muốn đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung nhưng do chưa có nguồn lực nên rất cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào các dự án này. Đồng thời việc thu phí cũng tính đến chính sách xã hội đối với các hộ gia đình, cá nhân tự khai thác nước sử dụng xả thải ra môi trường.

Tin - ảnh: Minh Chiến

Người Lao Động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng...

Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Sáng ngày 2/12 theo giờ địa phương, trong chương trình hoạt động tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề "Huy động các nguồn...

Kinh doanh theo trend: Bạo phát, bạo tàn?

Khi đoạn viral "Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm" phủ sóng khắp nơi, cũng là lúc nhà sản xuất, đại lý kinh doanh mặt hàng mì thanh long đang nhận đơn...

Thông tin mới về vụ án liên quan ông Lưu Bình Nhưỡng

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Bình đề nghị các tỉnh, thành phối hợp rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các văn bản kiến nghị, phiếu chuyển với tư cách...

Thành phố Hồ Chí Minh giải ngân vốn đầu tư công gần 45% trong 11 tháng năm 2023

Trong 11 tháng của năm nay, giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 30.807 tỷ đồng - bằng gần 45% kế hoạch vốn Ủy ban Nhân dân thành phố giao.

Thăm nơi sản xuất máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng đề nghị hợp tác công nghiệp quốc phòng

Ngày 30/11, giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI), bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác...

Xuất khẩu gỗ bớt khó

Các doanh nghiệp (DN) gỗ cho biết xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ những tháng cuối năm 2023 cũng như đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực vì đang trong mùa...

Tổng Giám đốc ANZ sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chinh phục thị trường thế giới

Tổng Giám đốc ANZ khẳng định mong muốn được đóng góp thiết thực vào quá trình chuyển đổi xanh và phát triển xanh bền vững của Việt Nam. Đồng thời ANZ cũng sẵn sàng...

Foxconn đầu tư gần 4.8 ngàn tỷ đồng cho nhà máy ở Quảng Ninh, dự kiến hoạt động từ tháng 4/2025

Theo kế hoạch, nhà máy mới của Foxconn tại Việt Nam sẽ bắt đầu sản xuất chính thức kể từ tháng 4/2025.  

Tháng 11/2023 có 14,267 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 153.6 ngàn tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, cả nước có 14,267 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 153.6 ngàn tỷ đồng và số lao động đăng ký...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98