Caixin: Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 8 tháng

01/04/2019 10:24
01-04-2019 10:24:18+07:00

Caixin: Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 8 tháng

Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 3/2019 ở Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh nhất trong 8 tháng, một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy trong ngày thứ Hai (01/04).

Chỉ số PMI của Caixin/Markit ở mức 50.8 trong tháng 3/2019, cao hơn dự báo 49.9 của các chuyên viên phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Chỉ số PMI trên 50 báo hiệu sự mở rộng và dưới 50 báo hiệu sự thu hẹp.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng, trong khi số đơn đặt hàng xuất khẩu trở về phạm vi tăng trưởng, qua đó cho thấy cả nhu cầu trong và ngoài nước đều hồi phục, Zhengsheng Zhong, Giám đốc phụ trách phân tích kinh tế vĩ mô tại CEBM Group – một công ty con của Caixin, nhận định.

Markit và Caixin cho biết đà tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 3/2019 đánh dấu tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2013. Một số công ty cũng tuyển dụng thêm người lao động để hỗ trợ cho việc tăng cường sản xuất và phát triển kinh doanh, họ nói thêm.

“Nhìn chung, nhờ một môi trường tài trợ thoải mái hơn, các nỗ lực từ Chính phủ để cứu vớt lĩnh vực tư nhân và tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung, tình hình sản xuất đã có bước cải thiện trong tháng 3/2019”, ông Zhong nói rõ.

Kết quả từ Caixin được đưa ra sau khi dữ liệu trong ngày Chủ nhật (31/03) cho thấy chỉ số PMI chính thức về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc hồi phục mạnh trong tháng 3/2019, báo hiệu sự ổn định đang trở lại nền kinh tế nước này khi các biện pháp kích thích kinh tế bắt đầu phát huy tác dụng. Tháng 3 cũng đánh dấu tháng mở rộng đầu tiên trong 4 tháng vừa qua.

Các con số về hoạt động sản xuất công nghiệp được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang đàm phán thương mại để giải quyết bất đồng. Các cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa hai cường quốc kinh tế dự kiến tiếp tục trong tuần này ở Washington, nối tiếp các cuộc đàm phán tuần trước ở Bắc Kinh.

Chỉ số PMI của Caixin là cuộc khảo sát tư nhân tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và cung cấp cái nhìn đầu tiên về môi trường hoạt động. Đây cũng được xem là chỉ số thay thế cho chỉ số PMI chính thức.

Bất chấp đà tăng của hoạt động sản xuất tháng 3, vẫn còn nhiều lý do để tỏ ra cẩn trọng về triển vọng ngắn hạn của Trung Quốc, Julian Evans-Pritchard, Chuyên gia kinh tế Trung Quốc cấp cao tại Capital Economics, nhận định.

Phân tích kỹ cả chỉ số PMI chính thức và PMI từ Caixin, các chuyên gia nhận thấy đà hồi phục nhẹ của nhu cầu từ nước ngoài và phần lớn sự cải thiện đến từ đà tăng của nhu cầu trong nước, Evans-Pritchard viết trong báo cáo ngày thứ Hai (01/04).

“Chúng tôi nghi ngờ rằng điều này là do các biện pháp hỗ trợ mạnh hơn về tài khóa vì các chính quyền địa phương đã tăng cường phát hành trái phiếu trong thời gian gần đây”, ông nói thêm. “Chỉ số PMI khu vực xây dựng tăng trong tháng trước, phù hợp với đà tăng của chi tiêu cơ sở hạ tầng”.

Tăng trưởng của Trung Quốc có thể vẫn suy yếu trong ngắn hạn như được thể hiện trong dữ liệu tăng trưởng tín dụng gần đây và đà giảm mạnh của hoạt động mua bán đất dai, Evans-Pritchard nhận định.

Kết quả khảo sát PMI của Caixin về lĩnh vực dịch vụ dự kiến công bố vào ngày thứ Tư (03/04).

Dấu hiệu hồi phục

Những thông tin kinh tế vừa mới được công bố đã góp phần thể hiện dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, trong đó cho thấy niềm tin của doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán đã cải thiện phần nào giữa lúc nhận được sự hỗ trợ từ chính sách và những tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng các chỉ báo kinh tế tháng 3/2019 sẽ cho thấy dấu hiệu cải thiện, trong đó nền kinh tế đang làm tốt hơn dự báo trong quý 1/2019.

"Nền kinh tế khỏe mạnh của Trung Quốc không phải là kết quả của chính sách nới lỏng định lượng hay kích thích ồ ạt", Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao tại Trung Quốc hôm nay, "một vài biến động về tăng trưởng kinh tế theo tháng, hoặc theo quý, là khó tránh khỏi. Dù vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục các chính sách hiện tại, miễn là các số liệu kinh tế chủ chốt biến động trong khoảng hợp lý năm nay".

Chính phủ Trung Quốc tháng này công bố kế hoạch cắt giảm thuế quy mô 2,000 tỷ NDT(297 tỷ USD). Năm ngoái, họ cũng ra nhiều chính sách giúp doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực tư nhân tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Dù vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang là yếu tố gây bất ổn chính cho nhà đầu tư. Hôm nay cũng là ngày hai nước tiếp tục vòng đàm phán mới ở Bắc Kinh.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98