ĐHĐCĐ Masan: Hé lộ hai mảnh ghép tiếp theo trong hệ sinh thái tiêu dùng độc nhất

24/04/2019 08:49
24-04-2019 08:49:19+07:00

BÀI CẬP NHẬT

ĐHĐCĐ Masan: Hé lộ hai mảnh ghép tiếp theo trong hệ sinh thái tiêu dùng độc nhất

Sáng 24/04/2019, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, Ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã có những chia sẻ về hình ảnh cũng như bước đường của Công ty thời gian tới, nhất là về hệ sinh thái tiêu dùng độc nhất gồm mảng thức ăn – đồ uống, thực phẩm tươi sống, tài chính, năng lượng, y tế, thông tin liên lạc, giáo dục và khác.

Hé lộ hai mảnh ghép tiếp theo của Masan trong hệ sinh thái tiêu dùng độc nhất

Đại diện Masan cho biết, hai mảnh ghép chiến lược tiếp theo của Masan là sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và bán lẻ. Bởi tình hình thị trường hiện tại các sản phẩm bị định giá cao khi Việt Nam có chi tiêu trên đầu người cao nhất Đông Nam Á và các công ty nước ngoài thống lĩnh thị trường. Theo đó, chiến lược của Masan là M&A để thâu tóm thị phần.

Theo Masan, hệ thống phân phối phân mảnh tại Việt Nam với hơn 1.5 triệu tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Cộng thêm người tiêu dùng phải trả thêm 20-25% cho những nhu cầu vật chất cơ bản.

Trong khi đó, kênh truyền thống thì tăng trưởng chậm, kênh hiện đại vẫn còn nhỏ sau 10 năm, còn thương mại điện tử chỉ có ở thành thị. Từ đó, Masan tin chỉ có mô hình kết hợp mới phù hợp cho Việt Nam, tức kênh truyền thống cộng kênh hiện đại và thương mại điện tử sẽ tạo thành Masan “poin of life”. Như cách các công ty hàng đầu thế giới đang áp dụng như Walmart mua lại những công ty bán lẻ trực tuyến hay Amazon mua lại những công ty bán lẻ truyền thống.

Cụ thể là ở kênh truyền thống, 11,000 cửa hàng Masan shop tại từng xã trên toàn quốc cộng với 5,000 điểm bán MEATDeli; còn kênh hiện đại sẽ có 5,000 điểm bán MEATDeli; thương mại điện tử thì Masan sẽ hợp tác chiến lược nhằm tìm kiếm nền tảng công nghệ vượt trội.

Từ đó, Masan trong tương lai là hệ sinh thái tiêu dùng độc nhất với các mảng thức ăn – đồ uống, thực phẩm tươi sống, tài chính, năng lượng, y tế, thông tin liên lạc, giáo dục và khác. Mô hình này sẽ tiết kiệm cho tối thiểu 5% người tiêu dùng so với hiện tại.

Vì sao Masan năm nay tiếp tục “keep going”?

Mở đầu Đại hội, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang đã có những chia sẻ xung quanh các định hướng, chiến lược của Masan.

"Lúc nãy có người hỏi tôi “Năm nay Masan tiếp tục Keep going?”. Thực sự con đường đang đi rất nhiều chông gai, thử thách, nhưng con đường đó bạn đi mỗi ngày và tự tin, không bị giây phút hoài nghi về con đường đã chọn, thì những điều tốt nhất, ý nghĩa nhất sẽ giúp bạn thành công, những giá trị còn lại mãi mãi. Và vì thế bạn cần “keep going”. Nhưng trước khi “keep going”, phải biết rằng con đường đúng, lớn và phải có ý nghĩa với bạn và xã hội. Thỉnh thoảng có người đồng ý có người không, nhưng vẫn phải đi trên con đường đó, sẽ làm cho mọi người dần dần nhận ra sứ mệnh của Masan. Điều quan trọng là tiếp tục vượt qua thử thách, vẫn tiếp tục chia sẻ… làm nhiều hơn những điều mới, có nhiều tài năng cùng tham gia con đường đó thì chúng ta sẽ thành công. Đó là một ý nghĩa nhỏ trong câu hỏi không nhỏ không lớn “Vì sao Masan năm nay tiếp tục keep going?”.

Mọi người hỏi tôi tại sao chọn mì gói. Thực sự tôi không chọn mì gói mà ngược lại, bối cảnh nó làm cho chúng tôi chọn mì gói. Bởi vì 20 năm trước Việt Nam vẫn rất khó khăn, mỗi người Việt Nam lúc đó hiểu rằng chúng ta tìm thấy cái gì tốt đẹp hơn, tức bụng ấm hơn. Đến một ngày, Masan phát hiện rằng, không chỉ người Việt Nam đói lòng, cần gói mì. Đó chính là cách Masan bắt đầu sự nghiệp của mình. Bắt đầu công việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự là hãy làm một điều gì đó cho chính bản thân bạn muốn. Khi làm điều tốt cho bản thân bạn thì có thể làm được cho gia đình bàn và xã hội tốt hơn. Tinh thần đó luôn luôn là sợi chỉ nam xuyên suốt hành trình của Masan. Ở MCH, làm ra mỗi sản phẩm với từng yêu thương, ngon, an toàn cho sức khỏe, như cách tôi làm cho chính gia đình tôi. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc tốt không nhất thiết nó vĩ đại, nhưng nó sẽ vĩ đại nếu làm điều tốt ấy cho tất cả mọi người.

3 năm trước, mô hình then chốt của Masan là xây dựng các nhãn hiệu mạnh hay nâng cao năng suất lao động. Năm vừa rồi nói về cách Masan “turn around”. Và ngày hôm nay nói về con đường Masan, triết lý kinh doanh cụ thể hơn trong 5 năm sắp tới".

ĐHĐCĐ thường niên của Masan diễn ra sáng ngày 24/04 tại TPHCM.

Kế hoạch 2019 lãi ròng tối thiểu 5,000 tỷ đồng

Trong năm 2019, Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 20-30% đạt mức từ 45,000 – 50,000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của Công ty được kỳ vọng đạt 5,000 – 5,500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 40-60% so với lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh chính năm 2018. Trong đó, doanh thu thuần của MCH dự kiến sẽ tăng từ 21% lên 35%, còn MNS tăng khoảng 20% còn MSR dự kiến tăng từ 12-24%.

Masan cũng cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2019 với doanh thu thuần 8,160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty đạt 865 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.

Kết hoạch năm 2019 của MSN

Trong trung hạn, Masan dự kiến lợi nhuận sẽ tăng gấp 2 lần so với tăng trưởng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp đạt 2 chữ số khi Masan tiếp tục quản lý hiệu quả chi phí SG&A (chiếm khoảng 15-16% so với doanh thu thuần) và tiết kiệm lãi vay hơn 1,000 tỷ đồng từ các chiến lược giảm nợ trong năm 2018.

Trong 5 năm tới, Masan sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư xây dựng nền tảng “Tiêu dùng – Công nghệ”, mà người tiêu dùng có thể sử dụng công nghệ một cách tiện lợi. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng Việt Nam, Masan sẽ xây dựng phương thức bán hàng đa kênh để kích cầu tiêu dùng bằng việc cung cấp danh mục các sản phẩm lớn hơn và mang lại dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt.

Cụ thể, đến năm 2022, Masan đặt mục tiêu doanh thu đạt 5 tỷ USD, tăng trưởng gấp đôi tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam là 10.2% và đạt biên lợi nhuận thuần 12-15%.

Riêng mục tiêu của MCH là trở thành nhà cải tiến trong lĩnh vực hàng tiêu dùng số 1 trên thị trường và mang lại 50% doanh thu hợp nhất từ các sản phẩm mới, mang về doanh thu thuần 2 tỷ USD và biên lợi nhuận thuần 20%.

Còn MNS đặt mục tiêu chiếm 10% thị phần của thị trường thịt heo Việt Nam trị giá 10 tỷ USD. Xây dựng  mạng lưới phân phối thịt số 1 trên toàn quốc và đem về doanh thu 2 tỷ USD với 50% đến từ thịt có thương hiệu và đạt biên lợi nhuận thuần từ 10-12%.

Bằng cách nâng công suất sản xuất của nhà máy MTC và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược để trở thành nhà cung cấp vật liệu toàn cầu công nghệ cao, MSR tăng thị phần từ 36% lên mức 50%+.

Còn với Techcombank, mục tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dẫn đầu ngành là 20%+ và danh mục trên 15 triệu khách hàng bán lẻ.

Về kết quả tài chính năm 2018, doanh thu thuần của Masan đạt 38,188 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của Công ty của hoạt động kinh doanh chính năm 2018 (không bao gồm lợi nhuận một lần) đạt 3,478 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2017. Biên lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh chính đạt mức 9% vào năm 2018 so với 5.9% năm 2017.

Masan dự kiến phát hành tối đa 0.5% tổng số cổ phần đang lưu hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá bằng mệnh giá 10,000 đồng/cp. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.

Nguyên Phó Chủ tịch UBCKNN cùng đại diện 2 quỹ KKR và SK vào HĐQT

Đại hội của Masan cũng bầu HĐQT nhiệm kỳ mới 2019-2024 với 6 thành viên, trong đó 3 người cũ là ông Nguyễn Đăng Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Thiều Nam; còn 3 thành viên mới bao gồm:

- Ông Nguyễn Đoan Hùng (sinh năm 1953, ông có 20 năm công tác tại Ngân hàng Nhà nước, một thời gian làm việc cho Ngân hàng Thế giới. Giai đoạn từ 2004-2013, ông Hùng từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Hiện, ông Hùng đang nắm giữ vị trí Thành viên HĐQT Chứng khoán Phú Hưng (PHS).

- Ông David Tan WeiMing (sinh năm 1980, quốc tịch Singapore). Từ năm 2008-2019, ông David Tan WeiMing nắm giữ ghế Giám đốc Công ty Kohlberg Kravis Roberts (KKR). Tháng 4/2011, KKR lần đầu rót 159 triệu USD vào Masan Consumer, đến năm 2013, đơn vị này tiếp tục đầu tư 200 triệu USD để tăng sở hữu tại Masan Consumer, tăng cường quan hệ hợp tác với Masan Group.

Đến ngày 3/4/2017, KKR tiếp tục rót 250 triệu USD vào Masan Group và Masan Nutri-Science, bao gồm 150 triệu USD đầu tư vào Masan Nutri Science (MNS) để sở hữu 7.5% cổ phần, và 100 triệu USD mua lại cổ phần Masan Group từ PENM Partners, công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân của Đan Mạch. Năm 2018, Bloomberg đưa tin KKR đã thu về gần 210 triệu USD nhờ việc bán 54.8 triệu cp MSN.

- Ông Woncheal Park (quốc tịch Hàn Quốc), đại diện cho quỹ SK. Về SK, mới đây quỹ này đã đầu tư trị giá 470 triệu USD, sở hữu 9.5% cổ phần của Masan.

Trong đó, ông Nguyễn Đoan Hùng và ông David Tan WeiMing là TV HĐQT độc lập.

Thảo luận:

Sự cố Chinsu và dịch tả heo châu Phi

Sự cố Chinsu có ảnh hưởng đến kế hoạch năm 2019?

Đó chỉ là một sự cố truyền thông. Tất cả những sản phẩm của Masan làm ra trước nay đều đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Ông Quang: Thẳng thắn mà nói, Masan làm chưa tốt, chưa chủ động, ít chia sẻ các thông tin về các vấn đề với truyền thông. Chúng ta nghĩ rồi mọi người sẽ hiểu, nhưng Masan cần làm tốt hơn về chia sẻ với cộng đồng, báo chí.

MCH phải làm sao cho tốt về vấn đề tin và dùng, làm sao để tốt hơn, không ai hoàn hảo. Quan trọng là phải hiểu và học hỏi để làm tốt hơn ngày hôm qua.

Kết quả kinh doanh của Masan sẽ không ảnh hưởng nhiều vì sự cố này bởi nhìn vào bức tranh thì MSN có đầy đủ sản phẩm các phân khúc khác nhau.

Sự cố dịch heo châu Phi có ảnh hưởng đến Masan như thế nào?

Masan đã chủ động xin dừng nhà máy từ 12/04. Thay vào đó, Masan đi mở rộng hệ thống phân phối và đại lý, tăng lên mức 32 đại lý. Trong tương lai gần, với tiêu chuẩn châu Âu, nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá về thị trường thịt sau dịch heo châu Phi?

Theo cá nhân tôi, sau vụ này sẽ thiếu thịt sạch để dùng. Hiện thị trường Trung Quốc đã thiếu thịt heo bởi thị trường của họ đã bị dịch cách đây 6 tháng và điều này đồng nghĩa Việt Nam cũng sẽ như vậy.

Sẽ thắng trong mảng mới vì hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng

Làm sao cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài ở mảng mới?

Chúng ta đã từng thắng họ trong ngành thực phẩm, chúng ta lại hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng và giá cả sẽ phù hợp hơn. Đó là cách Masan sẽ cạnh tranh. Công ty vẫn đi theo chiến lược từ xưa giờ trong tất cả các ngành hàng.

Chiến lược cao cấp hóa thúc đẩy tăng trưởng 2018-2019, nhưng còn hiệu quả năm 2020?

Nhu cầu trải nghiệm giá trị tốt đẹp hơn là nhu cầu không bao giờ dùng của mỗi người, do đó quá trình cao cấp hoá không có điểm dừng.

Chưa kể quá trình cao cấp hóa ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu, xuất phát từ 2 động lực: (1) Mọi người giàu có hơn và nhu cầu sản phẩm cao cấp tăng tương ứng, (2) hiện tầng lớp trung lưu đang tăng.

Quá trình cao cấp hoá đang đi liền với quá trình đô thị hóa, do đó đây là xu thế tiêu dùng mới được dẫn dắt bởi các nhãn hiệu mới.

Masan làm sao để đảm bảo tiêu chuẩn Sạch trong sản phẩm?

“Thịt sạch thuần khiết” gắn liền với sản phẩm của Meat Deli là cam kết của Masan khi chị em nội trợ là người đầu tiên chạm vào sản phẩm đó chứ không như ở ngoài là người này nhấn người kia kiểm tra… Sản phẩm này được duy trì trong hộp từ 0-4 độ C.

Chiến lược sản phẩm và đại lý thức ăn chăn nuôi?

Thị trường hiện nay trại chăn nuôi lớn mới có thể tồn tại. Do đó Masan hướng đến hợp tác với các trại đối tác để cung ứng sản phẩm.

Thịt heo chín nguyên sinh có tốt cho sức khỏe và chi phí làm có quá cao không?

Người Việt Nam chưa quen với việc làm lạnh, tại sao phải làm lạnh? Với thịt đã xẻ mổ, qua rất nhiều công tác lý hóa... thì chúng tôi sẽ làm lạnh ngay lập tức để ngăn vi khuẩn phát triển, cũng như duy trì được một số enzim giúp làm thịt đạt độ ngon tươi.

Làm lạnh cũng giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn.

Giá vonfram trên thế giới với giá của MSR như thế nào?

Giá vonfram hiện khá tốt cho MSR, được dẫn dắt bởi nhu cầu sản xuất công nghiệp trên toàn cầu. Biến động về giá do căng thẳng Mỹ và Trung Quốc, hiện giá 260-300 mtu. Dự kiến giá vonfram sẽ tăng trong thời gian tới.

Tình hình đầu tư tại Proconco, Cholimex và Vissan

Vì sao Masan tăng khoản đầu tư vào Proconco?

Tăng sở hữu Proconco nhằm tăng nguồn lực phát triển thị phần của Công ty.

Chia sẻ thêm về thương vụ Cholimex?

MCH đang sở hữu hơn 30% vốn Cholimex. MCH đánh giá Cholimex là công ty rất tốt và khoản đầu tư hiệu quả. Nói như Warren Buffett là “Nếu nó là một khoản đầu tư tốt thì việc còn lại là phải kiên nhẫn”.

Masan có muốn tăng sở hữu Vissan (VSN)?

Chúng tôi rất hài lòng với tỷ lệ hiện tại ở Vissan. Nếu có cơ hội Công ty sẽ chân nhắc nhưng không phải là bây giờ.

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khải Hoàn (KHG) và công ty liên quan làm gì tại dự án 6,000 tỷ đồng ở Vĩnh Long?

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) cho biết siêu dự án 6,000 tỷ đồng hợp tác cùng CTCP Bất động sản Khải Minh Land tại tỉnh Vĩnh Long đã được phê duyệt quy...

So kè lợi nhuận 8 tháng của 2 doanh nghiệp đầu ngành nước

Tám tháng đầu năm 2024, "ông lớn" ngành nước Biwase ghi nhận 430 tỷ đồng lãi sau thuế, trong khi TDM Water có lãi hơn 112 tỷ đồng - chỉ chiếm hơn 1/4 số lãi Biwase...

Hội nghị “Gateway to ASEAN 2024”: Bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ những giải pháp đổi mới sáng tạo một cách bền vững

Ngày 06/09 vừa qua, hội nghị “Gateway to ASEAN” 2024 với chủ đề "ASEAN: Crossroad to The World” của Ngân hàng UOB Singapore đã diễn ra tại TP.HCM. Tham dự thảo luận...

Hai pháp nhân liên quan KHG tại siêu dự án Gò Găng bất ngờ giảm mạnh vốn

Hai pháp nhân liên quan KHG tham gia vào siêu dự án Gò Găng mới đây bất ngờ giảm mạnh vốn điều lệ đăng ký từ hàng ngàn tỷ đồng chỉ còn vài trăm tỷ đồng. KHG cũng...

Do đâu SSG điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2024 gấp 10 lần ban đầu?

Vận tải biển Hải Âu cho biết tàu Sea Dream đang bước vào giai đoạn tàu già sau gần 18 năm khai thác, vì vậy Công ty có kế hoạch bán tàu này với giá từ 3.4-3.6 triệu...

Cựu thành viên GVR lại tạm dừng hoạt động kinh doanh, có khả năng giải thể

Lãnh đạo CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su (UPCoM: RCD) vừa quyết định tạm dừng kinh doanh trong vòng 1 năm do hoạt động không hiệu quả.

Bất chấp sóng gió thị trường, 2 ông lớn ngành nhựa vẫn đua nhau lập đỉnh

NTP và BMP là những đối thủ truyền thống trong ngành nhựa. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, cuộc đua về giá cổ phiếu cũng đang diễn ra bất chấp tâm lý chung...

Dự định ngành chăn nuôi còn khó khăn, Dolico ước lỗ gần 2 tỷ trong 9 tháng đầu năm

Dolico ước lỗ trước thuế gần 2 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Để cải thiện hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp đã thông qua việc cho thuê nhà kho, cửa hàng và thậm...

Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh lỗ sau thuế 164 tỷ đồng

Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh lỗ sau thuế 164 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cùng kỳ Công ty lỗ hơn 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ phải trả tăng lên 2,590 tỷ đồng, gấp 36...

UBCKNN phạt nặng các doanh nghiệp không công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành loạt quyết định xử phạt các doanh nghiệp do vi phạm công bố thông tin.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98