Hội nhập quốc tế: Thắng không kiêu, bại không nản

24/04/2019 09:36
24-04-2019 09:36:27+07:00

Hội nhập quốc tế: Thắng không kiêu, bại không nản

"Chủ trương hội nhập quốc tế là đúng đắn và chúng ta thêm tự tin tiếp tục triển khai ngày càng hiệu quả ở tâm thế và tầm mức mới, cao hơn. Trong quá trình đó, chúng ta thắng không kiêu, bại không nản, thẳng thắn về những hạn chế, yếu kém, thua thiệt cần rút kinh nghiệm sâu sắc để khắc phục và làm tốt hơn".

Thủ tướng nhấn mạnh, địa phương, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của hội nhập, phải được thụ hưởng thành quả của hội nhập.

Khẳng định trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra khi ông chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc đánh giá 5 năm về hội nhập quốc tế, ngày 23/4.

Hội nhập nhưng không hòa tan

Tại hội nghị, đại diện các bộ ngành, đơn vị liên quan đã tổng kết, đánh giá và chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về hội nhập quốc tế trong 5 năm qua. Thủ tướng cho biết, hội nhập quốc tế của Việt Nam đã xuất hiện từ khá lâu và có bề dầy lịch sử phong phú. Hội nhập luôn là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, nhưng cũng mang sắc thái riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số kết quả của hội nhập quốc tế như: góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Giữ vững môi trường chính trị xã hội ổn định. Quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam.

Hội nhập của chúng ta đi vào giai đoạn cao hơn, thực chất hơn với vai trò thúc đẩy đối thoại, hòa giải và tìm những hướng đi mới…Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Kết quả là đến nay đã có tổng cộng 71 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta đã có 11 FTA đã có hiệu lực, đang thúc đẩy EU thông qua Hiệp định EVFTA và 4 FTA đang đàm phán. Các FTA này là cơ sở, là nền tảng quan trọng để nhiều hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận ưu đãi cao với 59 thị trường đối tác; tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư FDI và tạo việc làm, phát triển kinh tế.

Nêu ra những con số nổi bật về kết quả phát triển kinh tế-xã hội 5 năm qua, Thủ tướng khẳng định, chủ trương hội nhập quốc tế là đúng đắn và "chúng ta thêm tự tin tiếp tục triển khai ngày càng hiệu quả ở tâm thế và tầm mức mới, cao hơn". Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng làm cho "nội lực" quốc gia mạnh hơn và tác động trở lại làm cho hội nhập quốc tế thành công hơn.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, trong hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở, trong khi có những lúc tư duy của ta chưa đủ nhạy bén, linh hoạt để theo kịp xu thế này.

Trong hội nhập, vị thế địa chiến lược và địa kinh tế Việt Nam chưa được khai thác tối đa và cách tiếp cận trong một số vấn đề còn chưa đủ tự tin, quyết đoán.

Theo Thủ tướng, cần lưu ý một số vấn đề lớn đặt ra đối với đất nước như: Môi trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, hợp tác và cạnh tranh, đối tác và đối tượng luôn đan xen, biến đổi linh hoạt và diễn ra cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực, trên thế giới đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với hội nhập quốc tế. Tự do hóa và mở cửa thị trường đi đôi với những hình thức bảo hộ tinh vi thông qua những hàng rào kỹ thuật. Số lượng các vụ khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế gia tăng.

Một số ngành sản xuất đang đứng trước những thách thức lớn từ dỡ bỏ bảo hộ trong quá trình hội nhập, như mía đường, chăn nuôi... và từ khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 như dệt may, da giầy, nông nghiệp, chế biến, chế tạo...

Cho rằng thời gian vừa qua, đã xuất hiện một số biểu hiện phản cảm, lệch lạc, đạo đức, văn hóa xuống cấp, một phần do tác động mặt trái của hội nhập mang lại, Thủ tướng lưu ý, chúng ta hội nhập nhưng không hòa tan, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Lãnh đạo phải "xắn tay vào cuộc" 

Định hướng giải pháp, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị thực hiện 3 phương châm là: Nâng tầm, toàn diện và sâu rộng, đổi mới sáng tạo và hiệu quả.

Cùng với đó là 6 nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công khi có sự tham gia tích cực, sáng tạo, hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân.

Về hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, chúng ta cần tiếp tục chủ động làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương và đa phương, phát huy mạnh mẽ, vai trò của đối ngoại đa phương, phát huy các điểm "đồng" để tăng cường lòng tin và đan xen lợi ích.

Thủ tướng nhấn mạnh điểm rất quan trọng là tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, của doanh nghiệp trong công tác hội nhập quốc tế. "Dư địa" phát triển lớn nhất nằm ở ngay trong sự nỗ lực không ngừng, sức sáng tạo vô hạn của mỗi doanh nghiệp, của mỗi người dân. Địa phương, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của hội nhập, phải được thụ hưởng thành quả của hội nhập.

Lãnh đạo địa phương phải bảo đảm công khai, minh bạch, sâu sát, tận tâm, "xắn tay áo vào cuộc", thực sự hỗ trợ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh các trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các tờ báo của Trung ương và địa phương, cả báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử là những kênh rất quan trọng, cần dành thời lượng cần thiết để giới thiệu cho người dân và doanh nghiệp về hội nhập quốc tế.

Nguyên Hà

VNEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương...

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số

Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung...

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp gạo dự trữ sau bão số 3

Sáng 08/09, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98