Lạm phát của Venezuela được dự báo ở mức 8,000,000%

18/04/2019 11:33
18-04-2019 11:33:46+07:00

Lạm phát của Venezuela được dự báo ở mức 8,000,000%

Lạm phát được dự báo ở mức cao khó tin 8 triệu phần trăm trong năm 2019 đã khiến Venezuela nhận danh hiệu nền kinh tế khốn khổ nhất thế giới.

Đất nước Nam Mỹ đang vật lộn với hàng đống khó khăn đã đứng đầu danh sách các quốc gia khốn khổ nhất năm thứ 5 liên tiếp (dựa trên chỉ số Khốn khổ của Bloomberg – trong đó tính tới triển vọng lạm phát và thất nghiệp của 62 nền kinh tế).

Venezuela và một vài quốc gia khác nằm trong những quốc gia khốn khổ nhất đang trong một cuộc chiến cô độc chống lại lạm phát cùng tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng. Hầu hết các nhà tạo lập chính sách ở các quốc gia khác trong năm nay đều đối mặt với thách thức khó khăn hơn rất nhiều: Một kết hợp khó nhằn bao gồm lạm phát yên ắng và tỷ lệ thất nghiệp thấp – một điều làm phức tạp hóa các chỉ báo về tình hình kinh tế và khó đưa ra động thái phản ứng thích hợp.

Thái Lan lại dành ngôi vị nền kinh tế “ít khốn khổ nhất” thế giới, mặc dù cách thức kiểm soát thất nghiệp “có một không hai” của Chính phủ Thái Lan khiến thế giới ít chú ý quốc gia này hơn Thụy Sỹ (ở vị trí thứ hai từ dưới đếm lên) và Singapore (vị trí thứ ba từ dưới đếm lên). Mỹ dịch chuyển 6 bậc hướng về vị trí 13 ít khốn khổ nhất, còn Anh ở vị trí 16.

Chỉ số Khốn khổ của Bloomberg dựa vào khái niệm lâu đời rằng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp thường cho thấy cư dân của một nền kinh tế cảm thấy tốt như thế nào. Bảng điểm trong năm nay dựa trên cuộc khảo sát của các chuyên gia kinh tế Bloomberg, trong khi những năm trước phản ánh dữ liệu thực tế.

Dĩ nhiên, đôi khi điểm số thấp có thể gây hiểu nhầm theo hai kiểu sau: Giá thấp kéo dài có thể là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu và tỷ lệ thất nghiệp quá thấp ràng buộc những người lao động muốn đổi sang công việc tốt hơn, chẳng hạn là thế.

Chính phủ Venezuela chưa công bố dữ liệu kinh tế kể từ năm 2016. Các chuyên viên phân tích đưa ra ước tính khác biệt quá nhiều so với chỉ số Cafe Con Leche của Bloomberg – vốn ước tính lạm phát hiện tại của Venezuela ở mức 219,900%. Chỉ số Cafe Con Leche đo lường lạm phát dựa trên đà tăng giá của một cốc cà phê.

Xu hướng tăng trưởng về giá hàng hóa trong chỉ số Khốn khổ của Bloomberg thay đổi so với năm 2018, thời điểm nỗi lo sợ về lạm phát leo thang đã khiến điểm số của nhiều quốc gia tăng vọt. Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg nhận thấy, gần 50% trong số 62 nền kinh tế có lạm phát thấp hơn so với năm 2018, và tỷ lệ thất nghiệp của phần lớn nền kinh tế được dự báo giảm.

Sự thay đổi so với năm 2018 đang thay đổi quan điểm của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới. Ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi – vốn gấp rút thắt chặt chính sách giữa lúc đồng USD mạnh lên và lạm phát ẩn giấu – đã chuyển sang quan điểm “bồ câu” kể từ đầu năm 2019. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nằm trong số các tổ chức liên tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Nga là nền kinh tế khốn khổ ở vị trí thứ 17 vì các dự báo lạm phát cao hơn và sự chững lại của tỷ lệ thất nghiệp. Cú tăng vọt của lạm phát trong tháng trước đã làm rối kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Cùng với Venezuela trong nhóm các quốc gia khốn khổ nhất là Argentina, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Ukraine – vị trí của các quốc gia này không thay đổi so với năm trước. Điều này cho thấy căng thẳng kinh tế và những tiến triển ít ỏi trong việc kìm hãm đà tăng giá và thu hút người dân trở về làm việc.

Tại gần cuối bảng xếp hạng quốc gia khốn khổ, Singapore đứng ở vị trí thứ 3 từ dưới đếm lên (năm ngoái nước này ở vị trí số 2).

Đôi lúc điểm số thấp (ám chỉ nền kinh tế ít khốn khổ) không phải như những gì nó thể hiện. Nhật Bản (nằm trong top 5 quốc gia ít khốn khổ nhất) tin rằng sự suy giảm nhu cầu đang gây khó dễ cho nước này trong cuộc chiến chống lại những khó khăn về dân số và những “cơn gió ngược” về thương mại toàn cầu.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế, sự đồng cảm và cuộc bầu cử Mỹ

Mặc dù chính sách của Kamala Harris và Donald Trump đều được dự đoán sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và nợ của Mỹ trong thập kỷ tới, nhưng hậu quả của chính sách...

Thị trường bất động sản Trung Quốc ghi nhận dấu hiệu tăng trưởng

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản trong năm nay, bao gồm giảm tỷ lệ đặt cọc và lãi suất cho vay mua nhà.

Công ty mẹ của 7-Eleven muốn bán mảng bán lẻ, siêu thị

Seven & i Holdings Co. đã tiếp cận những người mua tiềm năng cho các cửa hàng và siêu thị Ito-Yokado, một bước trong kế hoạch tái cấu trúc của thương hiệu này sau...

Mỹ đón tin vui: Có thêm 254,000 việc làm trong tháng 9, vượt xa dự báo

Nền kinh tế Mỹ tạo nhiều việc làm hơn dự báo trong tháng 9/2024, cho thấy thị trường lao động vẫn còn mạnh và mang lại tin vui cho Fed.

Indonesia ghi nhận tình trạng giảm phát tồi tệ nhất trong 25 năm

Có ý kiến cho rằng giảm phát xảy ra do điều kiện kinh tế không tốt và do nhu cầu yếu. Đây là điều bất thường và đáng lo ngại khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của...

IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ

IMF cảnh báo rằng việc Mỹ dự định áp mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu có nguy cơ đẩy giá tiêu dùng tăng cao, tác động nặng nề đến các gia đình có thu nhập thấp ở...

Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Canada áp thuế xe điện

Hồi tháng Tám, Canada tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 100% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, sau khi Mỹ và EU áp đặt thuế quan lên các mặt hàng Trung Quốc do...

Ray Dalio: Trung Quốc đứng trước "thời khắc quyết định" cho nền kinh tế

Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio cho rằng đợt kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ là một bước ngoặt lịch sử đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nếu các nhà...

S&P hạ bậc tín nhiệm của Israel vì lo ngại khả năng xung đột leo thang

Israel đã bị S&P Global Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm trong bối cảnh công ty xếp hạng này nhận thấy "khả năng gia tăng" xung đột với Hezbollah.

Sản xuất châu Á "hụt hơi" trong tháng 9, kỳ vọng vào gói kích thích của Trung Quốc

Theo các cuộc khảo sát mới nhất, hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục suy yếu trong tháng 9/2024, phản ánh nhu cầu thấp từ Trung Quốc và tình trạng bất ổn kinh tế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98