Mỗi lít xăng 'cõng' hơn 56% thuế, phí?

20/04/2019 15:40
20-04-2019 15:40:00+07:00

Mỗi lít xăng 'cõng' hơn 56% thuế, phí?

Hàng loạt thuế, phí đang "đè” lên giá xăng khiến mặt hàng này khó giảm như kỳ vọng của người tiêu dùng.

Nhiều loại thuế, phí đang "đè" lên giá xăng, gây khó cho người tiêu dùng. Khả Hòa

Hiện cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế, thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (4.000 đồng), chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng).

Thuế, phí cao đẩy giá xăng lên cao

Chẳng hạn trong mỗi lít xăng RON95 có giá bán lẻ trên thị trường là 21.380 đồng, tổng chi cho các khoản thuế phí, trích lập quỹ dự phòng, lợi nhuận định mức, chi phí vận hành… nói trên (chưa bao gồm giá CIF nhập về) là 12.064 đồng, chiếm hơn 56% tổng giá thành bán ra của mỗi lít xăng RON95. Tương tự với giá bán lẻ 19.700 đồng/lít E5 - RON92, mỗi lít xăng sinh học bán ra thị trường cũng cõng khoảng 11.181 đồng thuế phí, trích lập… nói trên. Thực tế, giá xăng tăng mạnh thời gian qua được lý giải do trong bối cảnh giá xăng thế giới đang tăng. Các chuyên gia dự báo giá xăng thế giới trong xu thế khó giảm sâu trong năm nay và giá xăng VN hiện không thể đứng ngoài “quỹ đạo” tăng giá. PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính, nêu quan điểm, giá xăng VN bắt buộc phải được điều chỉnh theo giá quốc tế bởi xăng VN được nhập khẩu là chính. Cho dù năm nay các nhà máy lọc xăng dầu trong nước đang cung cấp hơn 30% xăng cho thị trường nội địa thì giá xăng VN vẫn phải tham chiếu giá thế giới vì xăng lọc cũng nhập từ các nước số lượng lớn và các loại thuế phí nói trên trong bối cảnh hiện nay là “bình thường”.

Theo Tổng cục Hải quan, quý 1 năm nay, nhập khẩu dầu thô vào VN tăng đột biến, gấp hơn 13 lần về lượng và tăng gần 22 lần về trị giá so với quý 1/2018. 2,1 triệu tấn dầu thô đã được nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm với tổng trị giá gần 902 triệu USD. Số liệu của hải quan cũng cho thấy, giá nhập khẩu dầu thô tăng đến 64% so với cùng kỳ. PGS.TS Vũ Sỹ Cường cho rằng, thực tế tỷ lệ các loại thuế phí như vậy áp với sản phẩm xăng tại thị trường VN không cao hơn thế giới. Câu chuyện của thị trường xăng VN nằm ở thị trường. Ông nói: “Nhiều nước trên thế giới áp các loại thuế phí lên đến 70%, trong đó, thuế môi trường là cực kỳ cao. Nên tôi nghĩ tỷ lệ đó không đáng bàn cãi. Vấn đề của điều hành xăng không nằm ở giá cả mà nằm ở thị trường, phân phối”.

Cần thay đổi cách điều hành thị trường, phân phối

Ngươc lại, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội lại cho rằng, 1 lít xăng đang “cõng” quá nhiều loại thuế, phí và đề xuất tiết giảm các loại thuế này sẽ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên TS Nguyễn Minh Phong cũng thừa nhận, về mặt kinh tế, điều này là không khả thi vì trong bối cảnh ngân sách thiếu thốn như hiện nay. Việc rút đi nguồn thu từ xăng dầu sẽ tác động rất lớn tới “túi tiền” nhà nước, không đủ nguồn chi, nguy cơ cao dẫn tới lạm phát. Do đó cần chính sách hài hòa, không giảm thuế nhưng có thể xem xét giảm các chi phí như lợi nhuận định mức, chi phí định mức, các chỉ tiêu kỹ thuật. Hay với xăng E5 có thể giảm giá ethanol và đấu giá mua dầu công khai để giảm các loại chi phí “đen”.

“Vấn đề lớn nhất đối với thị trường xăng dầu của VN hiện nay là chưa có sự cạnh tranh. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cần tăng tự do nhập khẩu, tự do bán lẻ để tạo sự cạnh tranh. Khi đó thị trường có thể quyết định giá, không cần lo ngại giá xăng tăng, thay đổi liên tục do độc quyền” - ông Phong lưu ý và đề xuất trong bối cảnh chưa có cạnh tranh, nhà nước cần phát huy tối đa vai trò “cầm trịch” trong việc điều hành giá xăng dầu thông qua việc kiểm soát, yêu cầu giải trình, cân nhắc kỹ trước mỗi kỳ điều chỉnh giá xăng.

Cho rằng thuế, phí của Việt Nam không cao so với các nước nhưng PGS.TS Vũ Sỹ Cường cũng cho rằng, bỏ đi lợi nhuận định mức lúc này là phù hợp vì yêu cầu bỏ khoản này đã được các chuyên gia nói đến từ gần 10 năm trước.

"300 đồng/lít cho khoản lợi nhuận định mức lúc này có bỏ hay giữ vẫn không khiến giá xăng giảm được. Tuy nhiên, tư duy áp định mức lợi nhuận hay chi phí định mức gì gì đó là tư duy bao cấp, cần xóa bỏ tư duy này. Và như vậy, muốn người tiêu dùng Việt thôi bàn cãi, phàn nàn về giá xăng cao thấp, bỏ những khoản nặng tư duy bao cấp cũng là một cách" - ông Cường nói.

“Song điều quan trọng nhất như tôi đề cập ở trên nằm ở khâu phân phối. Chúng ta đang điều hành giá xăng bình quân 15 ngày, có thể giảm hoặc thay đổi mốc thời gian này được không? Tại sao cứ 15 ngày để rồi khi giá xăng thế giới tăng, chúng ta không tăng, khi giá thế giới giảm, ta cũng không giảm. Giá xăng của chúng ta đang có độ trễ quá. Cứ làm kiểu “đến hẹn lại lên” đúng 15 ngày rất khó để nói về một thị trường xăng theo giá thế giới đúng nghĩa được”, ông Cường nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, nếu thay đổi được, giá xăng dầu nên được điều chỉnh theo từng ngày giống giá thế giới sẽ có thị trường xăng cạnh tranh “mượt” hơn.

Nguyên Nga - Hà Mai

Thanh Niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt...

Hồi phục nhanh sau bão Yagi, Quảng Ninh đón hơn 6 nghìn lượt khách

Sau khi nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du...

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 1 “kiểu mẫu”.

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Bộ Công Thương vừa được giao nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời...

Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các...

Chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, hơn 2 tháng vẫn bặt tin!

Một khách hàng chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, tài khoản phía người nhận nhầm đã bị phong tỏa nhưng hơn 2 tháng nay vẫn chưa thể lấy lại tiền.

Để nhiều sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Hàn Quốc

Bộ trưởng Oh Young Joo cho biết việc có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc hay có nhiều tiểu thương Việt Nam kinh doanh ở các chợ truyền thống ở...

Canada ban hành kết luận cuối điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hoà Phát Hải Dương là...

Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Ngày 13/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Hội thảo có sự tham dự của nhiều đối...

Các quỹ châu Á lập liên minh, hứa hẹn bơm 35 tỉ đô la vào Việt Nam

Một liên minh đầu tư mới thành lập, có tên gọi Vietnam Private Capital Agency (VPCA) đặt mục tiêu thúc đẩy 35 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thập...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98