Nước cờ lạ của Toyota khi 'cho không' bằng sáng chế xe hybrid

04/04/2019 14:30
04-04-2019 14:30:32+07:00

Nước cờ lạ của Toyota khi 'cho không' bằng sáng chế xe hybrid

Về lý thuyết, Toyota đang "cho không" các bằng sáng chế công nghệ xe hybrid, và giúp đối thủ, đặc biệt Trung Quốc, có thể nhanh chóng bắt kịp mình. Nhưng tại sao hãng xe Nhật Bản lại làm vậy?

Toyota hiện sở hữu khoảng 20.000 bằng sáng chế cho dòng xe điện. Ảnh: Reuters

Là một đại gia ngành xe hơi, Toyota hiện nắm trong tay khoảng 20.000 bằng sáng chế trong công nghệ xe lai hai kỳ (hybrid). Đây là dạng xe "lai", ý nói sử dụng nửa động cơ điện, nửa nhiên liệu đốt truyền thống để vận hành.

Giúp đối thủ mạnh hơn

Nikkei Asian Review ngày 3-4 cho biết Toyota đang tính "phát không" các bằng sáng chế xe hybrid trong năm nay. Theo đó, dù chưa quyết định số lượng chính xác, hãng xe Nhật Bản đã nhắm tới các nhóm bằng sáng chế về động cơ, bộ chuyển đổi năng lượng và pin - những công nghệ trọng tâm của việc phát triển sản xuất xe hybrid.

Nguyên nhân sâu xa của Toyota nằm ở lo ngại dòng xe hybrid, vốn là thế mạnh của hãng, sẽ trở nên lỗi thời trong toàn ngành công nghiệp xe hơi, khi xe điện đang ngày càng lên ngôi.

Trong bối cảnh hiện tại, Toyota đang ở xuất phát điểm trong cuộc đua phát triển công nghệ xe điện toàn cầu, khi vẫn trung thành với thế mạnh xe hybrid của mình.

Tờ Nikkei Asian Review nhận định rằng toan tính của Toyota qua việc chia sẻ miễn phí bằng sáng chế xe hybrid là họ hi vọng việc khuyến khích đối thủ tập trung vào xe hybrid sẽ giúp "neo" dòng xe này lại thị trường lâu hơn. Nhờ đó, Toyota sẽ có đủ thời gian để phát triển dòng xe riêng cho mình.

Bên cạnh đó, ý tưởng trên không chỉ thu hút thêm nhiều nhà sản xuất gia nhập thị trường dành cho xe hybrid, mà còn giảm đáng kể chi phí cho những phụ tùng quan trọng trong việc sản xuất xe.

Quan trọng nhất là Toyota cho rằng dù có chia sẻ công nghệ của mình, họ vẫn có thế mạnh riêng nhờ kinh nghiệm sản xuất và giá trị thương hiệu.

Những công ty mục tiêu mà Toyota nhắm tới trong kế hoạch miễn tiền bản quyền của mình là các hãng xe Trung Quốc. Các hãng này đang phải chịu áp lực từ tiêu chuẩn xả thải ngày càng khó khăn tại quê nhà.

Chiêu bài "dụ" Trung Quốc?

Nắm được tình hình tại đây, Toyota cùng hãng xe Zhejiang Geely Holding Group (Trung Quốc) đã đàm phán suốt một năm qua về một thỏa thuận chia sẻ công nghệ, theo Nikkei Asian Review.

Toyota hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu trong dòng xe hybrid. Điển hình là Prius, mẫu xe hybrid được sản xuất đại trà nhiều nhất thế giới, của Toyota đã bán được 13 triệu chiếc.

Việc đầu tư dòng xe hybrid hiện đang là lựa chọn thực tế nhất khi tiêu chuẩn xả thải và nhiên liệu trên thế giới đang trở nên khó khăn hơn.

Cụ thể, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều có giới hạn mức xả CO2 cho các nhà sản xuất xe. Nhật cũng sẽ ban hành hệ thống quy định tương tự trong năm tới.

Ngoài ra, Trung Quốc gần đây đã ra chỉ tiêu sản xuất và doanh số bán cho những phương tiện năng lượng sạch, trong đó bao gồm xe hybrid, xe điện và xe chạy bằng pin nhiên liệu, kéo dài cho tới năm 2030.

Nguyên Hạnh

Tuổi Trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98