Tái đắc cử Tổng thống Indonesia, ông Jokowi đối mặt thách thức gì?

19/04/2019 09:37
19-04-2019 09:37:43+07:00

Tái đắc cử Tổng thống Indonesia, ông Jokowi đối mặt thách thức gì?

Cách đây 5 năm, ông Joko Widodo - một người "ngoại đạo" về chính trị, với lời hứa mở khóa tiềm năng phát triển kinh tế của Indonesia - bất ngờ đắc cử Tổng thống nước này. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 17/4, ông Joko Widodo giành thêm một nhiệm kỳ nữa lãnh đạo Indonesia.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Theo hãng tin Bloomberg, kết quả không chính thức cho thấy ông Jokowi (tên thường gọi của ông Joko Widodo) đã đánh bại đối thủ Prabowo Subianto với một khoảng cách lớn về số phiếu, tương tự như trong cuộc đua 5 năm trước.

Ông Prabowo, một vị tướng theo trường phái dân tộc chủ nghĩa, đe dọa sẽ tìm ra sai phạm trong kết quả bầu cử - một chiến thuật mà ông Prabowo từng làm trong lần bầu cử trước nhưng thất bại.

Chần chừ cải cách?

Một câu hỏi lớn hơn đặt ra lúc này là liệu ông Jokowi đã rút ra được những bài học trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên để có những chính sách quyết liệt hơn thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Từ năm 2014 đến nay, Indonesia đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm 5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 7% mà ông Jokowi đề ra, một phần bởi ông thận trọng với những biện pháp được cho là có thể đưa Indonesia trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với vốn đầu tư nước ngoài.

"Ông Jokowi nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhấn mạnh vấn đề giảm tệ quan liêu. Và ở một góc độ nào đó, ông ấy đã làm được điều đó", chuyên gia Aaron Connelly thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Singapore, nhận định. "Nhưng ông ấy vẫn chần chừ trong việc xử lý các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài, như sự chắc chắn đối với nhà đầu tư hay các quy định luật pháp. Đó là một con đường khó khăn hơn, và rất có thể ông ấy sẽ không chọn".

Ông Jokowi, một cựu doanh nhân trong lĩnh vực nội thất, đã có sự thăng tiến quyền lực ấn tượng. Từ chỗ là thị trưởng của một thành phố yên tĩnh ở miền Trung đảo Java, ông đánh bại ông Prabowo trong cuộc bầu cử năm 2014 để giành quyền lãnh đạo đất nước 264 triệu dân. Tiếp đó, ông xây dựng được một liên minh trong Quốc hội với đa số vững chắc.

Trong 5 năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Jokowi đã triển khai một số cải cách thân thiện với thị trường như hạn chế trợ cấp giá xăng dầu, nhờ đó giúp định hạng tín nhiệm quốc gia của Indonesia được nâng lần đầu tiên sau 2 thập kỷ. Cùng với đó, ông phê chuẩn loạt dự án hạ tầng với tổng trị giá hơn 300 tỷ USD, nhờ đó dẫn tới khai trương tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Indonesia sau 34 năm quy hoạch.

Thông tin ông nắm khả năng tái đắc cử đã đưa thị trường tài chính Indonesia tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, trong đó đồng Rupiah của nước này đạt mức tỷ giá cao nhất 2 tháng.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Jokowi cũng có nhiều sự trì hoãn về cải cách trợ cấp, đồng thời không ít lần khiến giới đầu tư lo ngại bằng cách theo đuổi chủ nghĩa dân tộc về tài nguyên. Chính phủ của ông đã giành quyền kiểm soát tài sản từ những công ty Freeport-McMoRan Inc., Chevron Corp. và Total SA, nói rằng mục đích của việc này là nhằm đưa Indonesia từ một nước xuất khẩu tài nguyên thô thành một quốc gia cung cấp hàng hóa đã qua chế biến.

"Chặng đường gập ghềnh"

Đồng nội tệ của Indonesia đã giảm giá mạnh trong năm 2018, trong một đợt biến động của các thị trường mới nổi, rớt xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ. Những điểm yếu này là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi Indonesia, cộng thêm nhập khẩu xăng dầu ở mức cao, góp phần khiến thâm hụt cán cân vãng lai của nước này lên tới gần 3% GDP.

"Nhiệm kỳ tới của ông Widodo sẽ là một chặng đường gập ghềnh. Các lực lượng kinh tế sẽ buộc ông ấy phải để ý tới cải cách, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn ông ấy sẽ đẩy nhanh cải cách, vì ông ấy đã chứng tỏ thích sự thận trọng hơn", nhà phân tích Kevin O’Rourke thuộc trang tin Reformasi Weekly nhận xét.

Một nguyên nhân quan trọng khiến Indonesia chưa thể đạt được mục tiêu tăng trưởng mà ông Jokowi đề ra là bởi nước này không thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Tình trạng này là kết quả của các quy định ngặt nghèo về lao động của Indoneia khiến những ngành có hàm lượng lao động cao "khó sống", đồng thời khiến các công ty khó thu hút lao động nước ngoài trình độ cao.

"Đây là một phần trong thách thức lớn đối với Indonesia, đòi hỏi phải có sự cải cách về luật lao động, cải thiện môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng", bà Mari Pangestu, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia, nhận xét.

Với chiến thắng trong tay, giờ sẽ là lúc ông Jokowi bắt tay vào thực thi những lời hứa mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, bao gồm giáo dục miễn phí, tạo hàng triệu việc làm cho giới trẻ, và tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng.

An Huy

VNEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98