Vì sao Nhà thờ Đức Bà Paris cháy quá nhanh?

16/04/2019 12:30
16-04-2019 12:30:00+07:00

Vì sao Nhà thờ Đức Bà Paris cháy quá nhanh?

Hệ thống đỡ mái bằng gỗ có từ thời Trung Cổ đồ sộ của Nhà thờ Đức Bà Paris khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng đang bị cho là nguyên nhân chính giúp ngọn lửa hủy diệt lan nhanh một cách dữ dội.

*Đám cháy dữ dội ở Nhà thờ Đức Bà Paris 'đã được kiểm soát'

*Nhà thờ Đức Bà Paris - biểu tượng hơn 850 năm của nước Pháp

Hệ thống mái đỡ của nhà thờ làm bằng gỗ đã bị cháy rụi - Ảnh: AFP

Nhà thờ Đức Bà, trái tim văn hóa 850 năm tuổi của Paris, đã bị thiêu hủy một phần trong đám cháy kinh hoàng kéo dài 8 tiếng bắt đầu từ rạng sáng 16-4 (giờ Việt Nam).

Hai tháp chuông mang tính biểu tượng của nhà thờ không bị ảnh hưởng nhưng phần mái chạy từ đầu đến cuối nhà thờ đã bị nhấn chìm trong biển lửa.

Người ta đã tiêu tốn hết 6,8 triệu USD để tu bổ ngọn tháp cao nhất nhà thờ. Ngọn tháp đó bắt lửa chỉ 1 tiếng rưỡi sau khi đám cháy bùng phát. Hình ảnh nó đổ sập trong sự bất lực và nỗi kinh hoàng của người dân đã trở thành hình ảnh biểu tượng của thảm kịch.

Cho đến thời điểm hiện tại đám cháy vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn song lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát phần lớn ngọn lửa.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ cháy. Văn phòng công tố Paris đã bắt đầu một cuộc điều tra. Cảnh sát đưa ra giả định ban đầu rằng đám cháy là một tai nạn, không phải phá hoại.

Hệ thống kèo đỡ phần mái nặng tới 200 tấn của Nhà thờ Đức Bà rất phức tạp và được tạo bởi nhiều loại gỗ khác nhau, nhưng chủ yếu là gỗ sồi - loại vật liệu dễ bắt lửa.

Việc nó thậm chí còn được gọi là "forêt" trong tiếng Pháp (nghĩa là "Rừng") cho thấy khối lượng gỗ được sử dụng nhiều thế nào.

Theo tờ La Tribune, hơn 1.300 cây sồi đã bị đốn hạ để làm phần khung đỡ cho mái dài hơn 100m. Số gỗ này đủ để lấp đầy 21ha của đảo Île de la Cité, nơi nhà thờ được xây dựng.

Một người phát ngôn của nhà thờ nói với truyền thông Pháp rằng phần khung gỗ có từ thời Trung Cổ, vốn được ví như bộ xương của nhà thờ, cũng bị cháy.

Vì sao đám cháy bị chậm khống chế? Theo trang Le Monde, lực lượng cứu hỏa Paris đã không thể sử dụng một chiến thuật chữa cháy đặc biệt gọi là Canadair vì sợ làm hỏng nặng thêm nhà thờ.

Một 'quả bom nước' nếu được ném xuống sẽ giúp dập kiểm soát đám cháy nhanh hơn. Nhưng ném nó xuống một công trình đã 850 năm tuổi và cháy rụi phần mái sẽ làm hư hỏng những gì còn sót lại và khiến nhiều người bị thương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý sử dụng chiến thuật Canadair trên mạng xã hội Twitter, nhưng người Pháp không dùng nó vì lý do trên.

"Một chiếc máy bay Canadair sẽ thả 6 tấn nước với tốc độ cao xuống mặt đất. Việc này có nguy cơ làm bị thương một hoặc nhiều người có mặt quanh công trình và đây là lý do vì sao biện pháp can thiệp này ít được dùng trong các vùng đô thị. Nếu tai nạn xảy ra, phi công lái máy bay điều khiển Canadair sẽ bị khởi tố", trang Le Monde giải thích.

Dù trang web của Nhà thờ Đức Bà thừa nhận hỏa hoạn là không thể tránh khỏi, nhưng hình ảnh phần mái có từ thế kỷ 13 đổ sập trước ngọn lửa hung tàn khiến trái tim nhiều người quặn thắt.

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi Nhà thờ Đức Bà Paris là "một biểu tượng của văn hóa Pháp và châu Âu" trong khi Thủ tướng Anh Theresa May nói bà chia sẻ nỗi mất mát với người dân Pháp.

Tòa thánh Vatican gọi vụ hỏa hoạn tại "biểu tượng Công giáo ở Pháp và thế giới" đã gây sốc cho nhiều người và cầu nguyện cho lực lượng cứu hỏa đang cố gắng dập tắt đám cháy.

 

Bảo Duy

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98