GDP Việt Nam có thể tăng 1,1% mỗi năm nhờ chuyển đổi số

16/05/2019 06:29
16-05-2019 06:29:49+07:00

GDP Việt Nam có thể tăng 1,1% mỗi năm nhờ chuyển đổi số

Bốn kịch bản về chuyển đổi, ứng dụng số và công nghệ được các chuyên gia khuyến nghị ứng dụng vào Việt Nam tới năm 2045.

Tại Diễn đàn khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày 15/5, Tiến sĩ Lucy Cameron – Tư vấn nguyên cứu cao cấp CSIRO đánh giá, Việt Nam đang có "một tương lai sáng trong phát triển nền kinh tế số".

Theo bà, trước đây Việt Nam gia tăng sản xuất, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy dựa trên tăng trưởng truyền thống. Tuy nhiên, để bứt phá cần chú trọng đến công nghệ cao, tập trung vào phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với những định hướng mới. "Chuyển đổi số, ứng dụng số sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 1,1% một năm cho tới 2045", bà Lucy nhận xét.

Chuyên gia tư vấn của CSICO đưa ra 4 kịch bản trong ứng dụng chuyển đổi số giúp Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế trong tương lai, gồm kịch bản truyền thống, chuyển đổi số, xuất khẩu số và tiêu dùng số. Mỗi kịch bản đều có khả năng tác động đến tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam.

Bà Lucy Cameron - Tư vấn nghiên cứu cao cấp CSICO. Ảnh: Giang Huy

Ở kịch bản truyền thống, ứng dụng công nghệ sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng 0,38% mỗi năm. Trong khi đó xuất khẩu số và tiêu dùng số mức tác động tăng tới GDP lần lượt 0,45% và 0,63% mỗi năm. Ở kịch bản tốt nhất, GDP tăng nhiều nhất, 1,1% một năm nếu ứng dụng chuyển đổi số.

"Lao động trẻ, vị trí trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tăng trưởng kinh tế cao... là những lợi thế của Việt Nam trong chuyển đổi số nền kinh tế. Nếu quản lý tốt Việt Nam sẽ đạt được tham vọng, thu hút công nghệ và đổi mới sáng tạo", bà Lucy nhận xét.

Trong khi đó, góp ý vào chính sách đổi mới sáng tạo của Việt Nam, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) lại nhấn mạnh tới sự tham gia của khu vực tư nhân. Theo ông, sự tham gia của khối này vào quá trình đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cũng giống như việc phải tìm một công thức chuẩn làm bánh pancake. "Muốn bánh ngon thì ngoài công thức chuẩn, cần một đầu bếp lành nghề và nguyên liệu bột tốt...", ông nói và nhấn mạnh yếu tố then chốt ở đây chính là cải cách thể chế để tăng cường năng lực Chính phủ, doanh nghiệp...

Ở góc độ của mình, bà Lucy Cameron khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng nền tảng thống nhất kết nối hệ thống đổi mới sáng tạo, tận dụng được sức mạnh các bên, tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu, cung cấp hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Việt Nam nên tham gia nhiều diễn đàn trong khu vực, thúc đẩy quỹ đầu tư mạo hiểm; đẩy mạnh quan hệ đối tác về công nghệ và chuyển giao công nghệ...

"Chúng tôi tin Việt Nam có cơ hội to lớn trong việc tận dụng công nghệ số để có những đột phá trong thời gian tới", bà nhấn mạnh.

Hội nghị "Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam" do Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Liên minh Đổi mới Phát triển Quốc tế (IDIA) đồng tổ chức. 

Hội nghị là diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam và các đối tác quốc tế trao đổi về cách thức mà khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, tăng cường liên kết với mạng lưới Liên minh Đổi mới Phát triển Quốc tế lần đầu tiên nhóm tập hợp tại Việt Nam - gồm các tổ chức thành viên từ các chính phủ, tổ chức quốc tế, các quỹ hàng đầu thế giới về đổi mới sáng tạo.

Anh Minh

VNExpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại án Tập đoàn Phúc Sơn: Kỷ luật Cảnh cáo cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47 xem xét kỷ luật tổ chức, cá nhân liên quan đến đại án xảy ra tại Tập đoàn...

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu...

Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới phát triển bền vững tại TPHCM

Chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu thiết yếu của TPHCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng khả năng kết nối và nâng cao vị thế của TPHCM...

Đà Nẵng: Đề xuất gia hạn, nâng công suất cho hàng loạt mỏ đất đá

Nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt ưu tiên cho các công trình trọng điểm, UBND TP Đà Nẵng đề xuất nâng công suất, gia hạn các mỏ khoáng sản còn thời hạn...

Nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong bày tỏ mong muốn tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió ở Long An

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500-4.000 tấn trên mỗi thiết bị; giai đoạn đầu sẽ xuất nhập các thiết bị và phụ kiện...

Việt Nam chi 1 tỷ USD bao mua gần như toàn bộ hạt điều từ quốc gia này

Campuchia trở thành quốc gia sản xuất hạt điều thô lớn thứ hai thế giới. Còn Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để bao mua gần như toàn bộ lượng hạt điều từ quốc gia láng...

"Thủ phủ" đồ gỗ Bình Dương đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD

Các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương cho biết những đơn hàng mới đang đổ về nhà máy, dự báo sẽ kín cả năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy...

Reuters: Ông lớn năng lượng tái tạo của Ý chuẩn bị rút khỏi Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, Enel - doanh nghiệp quốc doanh của Ý và là một trong những tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới - đang chuẩn bị rút lui khỏi thị...

Bộ Công Thương đã họp với cơ quan điều tra về 154 dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương đã làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98