Kinh tế Singapore tăng mạnh bất chấp thương chiến Mỹ-Trung

21/05/2019 14:13
21-05-2019 14:13:20+07:00

Kinh tế Singapore tăng mạnh bất chấp thương chiến Mỹ-Trung

Thương chiến Mỹ-Trung và sự suy yếu của nhu cầu toàn cầu vẫn đang phủ bóng đen lên triển vọng của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Singapore. Tuy  vậy, kinh tế của đảo quốc sư tử vẫn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong quý 1/2019.

Trong quý 1/2019, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 3.8% so với quý trước, cao hơn nhiều so với dự báo trước đó của Chính phủ là 2%, khi hoạt động xây dựng phục hồi mạnh. So với cùng kỳ năm trước, GDP tăng trưởng 1.2%, mức yếu nhất trong gần 1 thập kỷ.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) nhận thấy “ngon nguồn của sức mạnh” trong nền kinh tế từ ngành dịch vụ, mặc dù hoạt động sản xuất sẽ giảm tốc mạnh sau hai năm tăng trưởng vững mạnh. Họ đề cập tới cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đà giảm tốc của Trung Quốc và bất ổn xoay quanh Brexit là những rủi ro chính đang đè nặng lên triển vọng của Singapore.

Kết quả là MTI đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2019 từ 1.5-3.5% xuống 1.5-2.5%.

“Đà suy yếu của chỉ số xuất khảu nội địa của Singapore (ngoại trừ dầu) rõ ràng vẽ ra một bức tranh ảm đạm hơn về môi trường bên ngoài”, Jingyi Pan, Chiến lược gia thị trường tại IG Asia Pte, cho hay. Do đó, MtI đưa ra lập trường thận trọng về triển vọng tăng trưởng khi thiếu sự rõ ràng về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và Brexit.

Xuất khẩu suy giảm

Hoạt động xuất khẩu ở Singapore đã bị tác động nặng nề trước đà suy yếu của chu kỳ công nghệ toàn cầu và đà giảm tốc của Trung Quốc. Một báo cáo trong tuần trước cho thấy kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu) giảm 10% trong tháng 4/2019 so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu thiết bị điện tử thu hẹp 16.3%. Trong ngày thứ Ba (21/05), Enterprise Singapore cho biết kim ngạch xuất khẩu (ngoại trừ dầu) có lẽ trogn phạm vi -2% cho tới 0% trong năm nay.

Sian Fenner của Oxford Economics dự báo triển vọng thương mại ảm đạm đang đè nặng tăng trưởng của Singapore, đồng thời thôi thúc Ngân hàng Trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, có khả năng xảy ra tại cuộc họp tháng 10/2019. Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) – vốn sử dụng tỷ giá là công cụ chính – đã giữ nguyên lập trường chính sách trong tháng 4/2019.

Edward Robinson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại MAS, nói với các phóng viên trong ngày thứ Ba (21/05) rằng lập trường chính sách hiện tại là “hợp lý” trong bối cảnh MAS thận trọng về tăng trưởng GDP và triển vọng lạm phát. Ông nói, MAS kỳ vọng “chênh lệch sản lượng gần mức 0 và áp lực lạm phát sẽ ổn định trong thời gian tới”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

GDP Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh

Nền kinh tế Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh và điều này có thể làm rối loạn con đường chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữa...

NHTW Nhật Bản dọn đường cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đang làm hành lang chuẩn bị cho việc kết thúc chính sách lãi suất âm tại xứ sở mặt trời mọc khi Phó Thống đốc BoJ...

Thêm một ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt

Mặc dù không điều chỉnh, nhưng Ngân hàng Trung ương Canada vẫn để ngỏ khả năng lãi suất tiếp tục tăng nếu lạm phát ở nước này không giảm xuống.

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Giá nhà ở Mỹ tăng tháng thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng Chín

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Chín so với tháng Tám trong bối cảnh lượng tồn kho thấp lịch sử tiếp tục đẩy giá nhà lên cao, ngay cả khi lãi suất thế...

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu. Điều này có thể giúp giảm lạm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98