Sếp CTCK nói gì về tiềm năng của thị trường phái sinh?

27/05/2019 10:30
27-05-2019 10:30:00+07:00

Sếp CTCK nói gì về tiềm năng của thị trường phái sinh?

“Thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai với sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số nhưng có thể thấy mức độ gia tăng vượt bậc của giá trị giao dịch. Điều này cho thấy lợi nhuận tiềm năng còn rất lớn nếu các công ty chứng khoán (CTCK) có thể phát triển và tận dụng mảng dịch vụ này” – ông Nguyễn Đức Hoàn.

Tiềm năng của thị trường phái sinh Việt Nam

Ông Nguyễn Đức Hoàn – Tổng Giám đốc CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Ông Nguyễn Đức Hoàn – Tổng Giám đốc CTCK KB Việt Nam (KBSV) cũng cho rằng tiềm năng của thị trường phái sinh ở Việt Nam là rất lớn trong dài hạn. Để nắm rõ hơn về vấn đề này, cách tốt nhất là nhìn vào quá trình phát triển vượt bậc của thị trường phái sinh ở các nước phát triển cũng như đang phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng và mức độ hấp dẫn dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên, tốc độ phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng kết nối hệ thống và việc triển khai các sản phẩm mới, mang tính đa dạng, đáp ứng được cả nhu cầu đầu tư tìm kiếm lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro của các nhà đầu tư.

Trong thời gian tới với tầm nhìn ngắn hạn, diễn biến thị trường cơ sở được dự báo sẽ có tính biến động thất thường hơn và rủi ro xuất hiện các nhịp điều chỉnh cao hơn. Với những lợi thế đặc thù là không mất khoảng thời gian chờ cổ phiếu về tài khoản (T+3) và có thể linh hoạt đầu tư giá xuống, thị trường phái sinh sẽ ngày càng thu hút thêm sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả cá nhân và tổ chức.

Ông Hoàng Thạch Lân – Giám đốc Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân của CTCK Rồng Việt (VDS)

Ông Hoàng Thạch Lân – Giám đốc Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân của CTCK Rồng Việt (VDS) - nhận định tiềm năng của TTCK phái sinh còn rất lớn, kể cả khi TTCK cơ sở tăng hay giảm. Bởi vì TTCK phái sinh có 2 lợi thế rất lớn so với thị trường cơ sở, bao gồm tỷ lệ đòn bẩy cao và bán khống, vì thế sẽ hút những nhà đầu tư thích đánh cược (traders). Hơn nữa, ông Lân cho rằng nhà đầu tư không phải lựa chọn nhiều, thị trường phái sinh chỉ có 4 hợp đồng, thậm chí gọi 1 hợp đồng cũng được (vì thực tế, người chơi hầu như giao dịch trên hợp đồng 1 tháng), nhà đầu tư chỉ cần dự báo khả năng lên hay xuống. Như vậy, “cách chơi” trên TTCK phái sinh cũng đơn giản hơn rất nhiều, do đó hút được nhiều nhà đầu tư ngay cả khi TTCK cơ sở tăng.

Về dài hạn, ông Lân nói thêm, cả lượng lẫn giá trị giao dịch trên TTCK phái sinh sẽ tăng khi quy mô TTCK cơ sở tăng, và khi các tổ chức tham gia nhiều hơn. Thời gian qua, người chơi trên TTCK phái sinh phần lớn là cá nhân.

“Thậm chí, công ty chứng khoán dù có “đánh” phái sinh nhưng tôi e vẫn chủ yếu là họ thực hiện nhiệm vụ market maker (tạo lập thị trường)”, ông Lân nhận xét. Phương pháp giao dịch chủ yếu cũng là đầu cơ, hơn là phòng ngừa rủi ro. Như vậy, TTCK phái sinh vẫn còn mảng thứ 2 chưa “khai thác” chính là phòng ngừa rủi ro. Một khi tổ chức hay quỹ đầu tư tham gia nhiều hơn, các tổ chức này sẽ giao dịch theo hướng phòng ngừa rủi ro nhiều hơn giúp TTCK phái sinh phát triển đầy đủ các chức năng của nó.

Các CTCK tìm thấy gì ở thị trường phái sinh?

Tổng Giám đốc KBSV nhận xét đối với TTCK Việt Nam, mặc dù mới đang ở giai đoạn sơ khai với sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số nhưng có thể thấy mức độ gia tăng vượt bậc của giá trị giao dịch. Điều này cho thấy lợi nhuận tiềm năng còn rất lớn nếu các CTCK có thể phát triển và tận dụng mảng dịch vụ này, đặc biệt là khi có thêm các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, đối với các CTCK có thể triển khai sớm các sản phẩm phái sinh, với hạ tầng công nghệ và chất lượng tư vấn tốt, còn được xem là lợi thế để thu hút thêm nhà đầu tư mở tài khoản, không chỉ về phần giao dịch phái sinh mà có thể tạo hiệu ứng với cả thị phần giao dịch bên thị trường cơ sở.

Tại KBSV, ông Hoàn cho biết Công ty đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của thị trường phái sinh. Ngay sau khi tăng vốn thành công và đáp ứng được các yêu cầu của UBCK, KBSV đã tích cực nghiên cứu, đầu tư để triển khai và kỳ vọng vào cuối quý 2/2019, Công ty có thể cung cấp dịch vụ giao dịch phái sinh đến nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Chí Trung – Phó Tổng giám đốc của VDS

Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Trung – Phó Tổng giám đốc của VDS - chia sẻ việc các CTCK tham gia thị trường phái sinh trong giai đoạn hiện nay vì 2 lý do chính. Đó là: Gia tăng nguồn thu và Khẳng định vị trí trong ngành và hình ảnh đối với các nhà đầu tư.

Theo đó, ông Trung nhận định hầu hết các CTCK hiện nay chắc chắn chưa thể có lợi nhuận trong mảng phái sinh này nếu so sánh giữa doanh thu và chi phí đầu tư, hoạt động. Tuy vậy, vẫn có CTCK đã thành công với mảng tự doanh trên thị trường phái sinh. Với sự phát triển vượt kỳ vọng của thị trường phái sinh Việt Nam thời gian qua, các CTCK đều hy vọng sẽ rút ngắn được thời gian hoàn vốn và tiến đến việc có lãi trong thị trường này.

Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường phái sinh còn là sự thể hiện và khẳng định vị thế của từng CTCK trên thị trường, vì các CTCK phải đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hệ thống, nhân sự và trình độ theo quy định của các cơ quan quản lý thì mới được cấp phép để tham gia chính thức. Điều đó gián tiếp thể hiện uy tín của các công ty trên thị trường. “Theo cá nhân tôi, đây là điều quan trọng hơn nhiều đối với các CTCK trong thời điểm hiện nay”, ông Trung nhấn mạnh.

Thêm nữa, thị trường phái sinh ra đời cũng góp phần để dòng tiền luân chuyển “nội bộ” trong thị trường chứng khoán tại những thời điểm phù hợp và góp phần giúp giảm bớt tính thất thường trên thị trường, xét về mặt tổng thể dòng tiền. Từ đó, các CTCK cũng sẽ “giữ” tốt hơn nguồn tiền đang “lưu trú” tại công ty họ.

Ông Trung tiếp lời: “Những lợi ích mà thị trường phái sinh mang lại cho VDS cũng tương tự như thế. Tuy nhiên, nhìn chi tiết hơn, tôi lại cảm nhận được sự năng động hơn của đội ngũ trong việc tư vấn cho khách hàng, phân loại và chăm sóc khách hàng khi công ty chính thức tham gia vào thị trường này. Có lẽ, thị trường phái sinh thường ít dành cho những người chọn phương cách đầu tư “lười biếng””.

Chí Kiên

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sôi động cuộc thi phái sinh của công ty vừa lọt top 4 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh HNX

Sau 3 tháng diễn ra sôi động với hơn 5,000 người đăng ký tham gia, tổng giá trị giao dịch lên đến hơn 43,000 tỷ đồng, tương đương hơn 300,000 hợp đồng phái sinh...

Giá trị giao dịch hợp đồng tương lai VN30 tăng hơn 5% trong tháng 6

Giao dịch chứng khoán phái sinh tháng 6/2024 sôi động trở lại với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng trưởng...

Thanh khoản thị trường phái sinh giảm trong tháng 5

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm gần 16.6% trong tháng 5/2024.

Giao dịch hợp đồng tương lai VN30 tăng 12% trong tháng 4

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục sôi động trong tháng 4/2024.

Thị phần phái sinh quý 1: DNSE lọt vào top 5

Top 10 thị phần môi giới phái sinh quý 1/2024 có diễn biến bất ngờ.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng gần 45% trong tháng 3

Tháng 3/2024, cùng với diễn biến giao dịch sôi động trên thị trường cơ sở, thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh cũng tăng mạnh.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm mạnh trong tháng 2

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường chứng khoán phái sinh có giao dịch giảm khá mạnh trong tháng 2/2024.

Top thị phần môi giới phái sinh biến động ra sao năm 2023?

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố 10 công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần môi giới phái sinh lớn nhất năm 2023.

Thị trường phái sinh có gần 1.5 triệu tài khoản tại cuối tháng 11

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tháng 11/2023 có diễn biến tăng nhẹ.

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng nhẹ trong tháng 10

Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh tháng 10/2023 không có nhiều biến động so với tháng trước.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98