Chủ tịch DLG nói đau lòng khi giá cổ phiếu không tốt

28/06/2019 10:07
28-06-2019 10:07:23+07:00

Chủ tịch DLG nói đau lòng khi giá cổ phiếu không tốt

“Diễn biến giá cổ phiếu DLG thời gian qua không tốt do nhiều nguyên nhân. Thêm vào đó, thông tin công bố cho cổ đông, nhà đầu tư không kịp thời về diễn biến tình hình hoạt động phát triển ổn định của DLG, khiến cổ đông hoang, mang dẫn đến bán cổ phiếu nắm giữ. Nói thật, bản thân tôi là Chủ tịch DLG, cũng là người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn, tôi rất đau lòng chứ không riêng gì cổ đông!”.

Đó là chia sẻ của ông Bùi Pháp – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) về tình hình hoạt động hiện nay cũng như giá cổ phiếu thời gian qua.

Chủ tịch Bùi Pháp: "Nói thật, bản thân tôi là Chủ tịch DLG, cũng là người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn, tôi rất đau lòng chứ không riêng gì cổ đông!”

Ngày 29/06 tới đây, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Chiến lược phát triển giai đoạn mới như thế nào, DLG sẽ làm gì để thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận là những vấn đề được cổ đông đặc biệt quan tâm.

Theo Chủ tịch DLG, năm 2018 vừa qua, mặc dù HĐQT đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo, điều hành cũng như đưa ra những chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đốc thúc các dự án triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khách quan xảy ra gây khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư, là nguyên nhân chính khiến doanh thu, lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng, thậm chí có phần sụt giảm so với mọi năm.

Năm 2018 là năm tình hình thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Ở trong nước, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ở nhiều vùng và đặc biệt là nhiệt độ tăng lên mức kỷ lục. Trong nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu ở châu Á. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng của Công ty.

Hơn nữa, chính sách Nhà nước có nhiều thay đổi, trong đó có việc không thực hiện tăng phí cho các dự án BOT theo lộ trình 3 năm tăng 18% theo Hợp đồng đã ký kết, khiến các dự án thu phí BOT của Công ty bị phá vỡ phương án tài chính, doanh thu sụt giảm.

Ngoài ra, giá bán nông sản xuống thấp đã ảnh hưởng đến việc khai thác diện tích cao su đến kỳ cạo mủ. Việc đẩy mạnh kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính trong cả nước đã làm chậm tiến trình làm hồ sơ thủ tục, khiến nhiều dự án chậm hoàn thành và không được đưa vào khai thác đúng tiến độ. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh năm 2018 của Công ty. Chính điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn và DLG cũng không phải là ngoại lệ.

Tái cấu trúc toàn diện

Giai đoạn 2019-2023, HĐQT DLG quyết tâm cấu trúc toàn diện Công ty trên tất cả các mặt, từ sản xuất kinh doanh đầu tư, tài chính và quản trị nhân sự.

Hoạt động cấu trúc ngành nghề tập trung cơ cấu lại các ngành nghề chiến lược, đầu tư vào các lĩnh vực Tập đoàn có lợi thế và tiến tới thoái vốn các ngành nghề đã đầu tư kém hiệu quả. Từ năm 2019, DLG sẽ tập trung tổng lực cho các lĩnh vực trọng tâm: Cơ sở hạ tầng, bất động sản, năng lượng và sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, xây dựng dân dụng và công nghiệp cầu đường.

Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với việc quản lý chuyên sâu, Công ty sẽ duy tu bảo dưỡng, đảm bảo chất lượng tốt cho các dự án Quốc lộ 14 từ Gia Lai đến Bình Phước nhằm ổn định hoạt động thu phí. Đồng thời, ông Pháp cho biết sẽ tiếp tục đề xuất tới Bộ GTVT và Chính phủ các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước… để tham gia nâng cấp mở rộng Quốc lộ 14 theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, DLG đã được lựa chọn làm nhà đầu tư một số dự án thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BT tại TPHCM, ngay sau khi có quy định mới về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT, DLG sẽ bắt tay triển khai dự án.

Lĩnh vực bất động sản với mục tiêu xây dựng các dự án nhà ở, khu đô thị, resort, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp cũng được DLG chú trọng phát triển trong giai đoạn này.

Ở lĩnh vực năng lượng, ngoài việc đầu tư và duy trì hoạt động các dự án thủy điện đã đưa vào khai thác, DLG tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo - bao gồm thủy điện, điện mặt trời, điện gió tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng và tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, DLG sẽ tiếp tục đầu tư các công ty tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài các công ty này, DLG sẽ mở rộng quy mô ở thị trường Việt Nam. Hiện, công ty đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất DLG - Hanbit tại Khu công nghệ cao, quận 9, TPHCM với các đơn đặt hàng cung cấp cho thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong thời gian tới, DLG-Hanbit sẽ được đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất tivi mang thương hiệu Hàn Quốc, phục vụ xuất khẩu ra chính thị trường tiềm năng này và tiêu thụ nội địa.

DLG sẽ tái cấu trúc tài chính toàn diện, tập trung vào việc thoái vốn, chuyển nhượng các dự án, tài sản đầu tư kém hiệu quả, tiến tới giảm thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng và kêu gọi các đối tác có tiềm lực tham gia đầu tư vào những dự án tiềm năng thuộc các lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, đầu tư khu công nghiệp và năng lượng.

Chủ tịch đau lòng vì giá cổ phiếu không tốt

Theo Chủ tịch DLG, diễn biến giá cổ phiếu DLG thời gian qua không tốt do những nguyên nhân vừa nói ở trên. Thêm vào đó, thông tin công bố cho cổ đông, nhà đầu tư không kịp thời về diễn biến tình hình hoạt động của Công ty khiến cổ đông hoang mang, dẫn đến bán cổ phiếu nắm giữ.

"Nói thật, bản thân tôi là Chủ tịch DLG, cũng là người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn, tôi rất đau lòng chứ không riêng gì cổ đông", ông Pháp cho biết.

Ngoài ra, ông Pháp còn cho biết là thời gian tới sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho điều hành Công ty.

Minh An

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98