Cuộc gặp Trump-Tập sẽ quyết định khả năng giảm lãi suất của Fed?

21/06/2019 13:00
21-06-2019 13:00:00+07:00

Cuộc gặp Trump-Tập sẽ quyết định khả năng giảm lãi suất của Fed?

Kết quả của cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần tới sẽ đóng vai trò quyết định tới triển vọng kinh tế Mỹ và khả năng giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong vòng 3-6 tháng tới.

Mặc dù không kỳ vọng sẽ có thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng ông Trump và ông Tập có thể phá vỡ thế bế tắc hiện tại bằng cách đồng ý đình chiến thuế quan – như họ đã làm ở cuộc họp lần trước ở Argentina vào tháng 12/2018 – đồng thời cũng xây dựng lại khuôn khổ đàm phán thương mại, các chuyên viên phân tích cho hay.

* Fed không hạ lãi suất và có tới 8 thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay

* Nhà đầu tư thích điều gì trong tuyên bố của Fed?

Chủ tịch Fed Jerome Powell

“Chúng tôi nghĩ rằng thời điểm và mức độ của nới lỏng chính sách tiền tệ là không chắc chắn và phần nào phụ thuộc vào quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Nếu những lời nói hay hành động thương mại của Mỹ có phần hung hăn, chúng ta có thể thấy Fed nới lỏng chính sách ngay từ mùa hè này”, ông Andrew Wilson, CEO phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi và trưởng bộ phận trái phiếu toàn cầu tại Goldman Sachs Asset Management, cho hay. “Tuy nhiên, nếu căng thẳng thương mại hạ nhiệt, chúng tôi nghĩ rằng Fed sẽ chờ đợi sự rõ ràng về dữ liệu và lãi suất có thể được giảm từ mùa thu trở đi”.

Hiện Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước.

Mỹ cũng cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm cho “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc Huawei, qua đó khiến căng thẳng thương mại lan sang lĩnh vực công nghệ.

Raymond Cheung, Trưởng bộ phận môi giới toàn cầu tại công ty môi giới Saxo Capital Markets có trụ sở tại Đan Mạch, cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ sẽ có tác động nghiêm trọng không chỉ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc mà còn đối với triển vọng kinh tế Mỹ và quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo ông Cheung, hàng rào thuế quan mới của Mỹ đối với các sản phẩm điện tử có thể làm gia tăng chi phí và có ít nguồn cung ứng thay thế cho các công ty công nghệ, trong khi xung đột cũng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng. Cuối cùng, thương chiến Mỹ-Trung có thể tác động tiêu cực tới các ngành khác của Mỹ như tài chính, bất động sản và sản phẩm tiêu dùng.

“Ông Trump có thể muốn kéo dài hạn chót áp thuế thêm ba tháng nữa nếu hai bên có thể sửa chữa mọi thứ ở Nhật Bản”, ông Che Cheung nói. “Fed đang đối mặt với tất cả các yếu tố bên ngoài sẽ có hiệu ứng domino tới nền kinh tế Mỹ”.

Trong ngày thứ Tư (19/06), Fed đã giữ nguyên lãi suất và phần dự báo của họ không cho thấy họ sẽ giảm lãi suất trong năm nay, chỉ dự báo 1 đợt nâng lãi suất trong năm 2020.

Nhưng các chuyên viên phân tích và nhà quản lý quỹ tập trung vào sự thay đổi ngôn ngữ trong tuyên bố của Fed, với các từ ngữ như là “thận trọng” và “kiên nhẫn” đã được sử dụng trong các tuyên bố trước đây đã bị loại bỏ và được thay thế bằng các cụm từ như “đã sẵn sàng để cắt giảm lãi suất”.

Nhiều chuyên viên phân tích dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn, với dự đoán ngày càng tăng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng tới.

Peter Yiu, Phó Giám đốc và là Cố vấn khách hàng cá nhân tại Charles Schwab, cho biết: “Với 70% nền kinh tế Mỹ được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng, việc áp thuế bổ sung có thể tác động cực mạnh tới tăng trưởng kinh tế nói chung vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng tiêu dùng”.

“Nếu rủi ro từ thương mại tiếp tục tác động tới Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ báo hiệu các nhà hoạch định chính sách đã sẵn sàng hành động để hỗ trợ cho nền kinh tế”, ông nói thêm.

Sự bất ổn xoay quanh các chính sách thương mại đã tạo thêm những thách thức cho Fed và hiện cơ quan này không muốn giảm lãi suất quá sớm khi mà nền kinh tế vẫn còn mạnh, nhưng cũng không muốn đợi quá lâu khi nền kinh tế bắt đầu suy yếu.

Kerry Craig, Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management, nói rằng ông Powell đã cố gắng đưa ra quan điểm trung lập trong các bình luận trong tuần này, nêu bật mức độ tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, ngay cả khi tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại vì những lỗ hổng được tạo ra từ tình hình chính trị toàn cầu, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

“Sự mơ hồ xung quanh câu chuyện thương mại và sự xấu đi nhanh chóng trong mối quan hệ Mỹ-Trung làm nổi bật những khó khăn mà Fed phải đối mặt”, ông Craig nói.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

GDP Mỹ tăng trưởng 5.2% trong quý 3/2023

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý 3/2023 nhờ doanh nghiệp mạnh tay đầu tư và Chính phủ tăng cường chi tiêu.

Thiên tài đầu cơ Bill Ackman: “Fed có thể giảm lãi suất ngay trong quý 1/2024”

Bill Ackman tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất sớm hơn dự báo của thị trường vì kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy yếu.

Nhân dân tệ phục hồi mang tín hiệu tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc

Chuyên gia cho rằng sự phục hồi của tỷ giá nhân dân tệ là biểu hiện của nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi.

Fed sẽ giảm lãi suất từ giữa năm 2024?

Trong báo cáo triển vọng năm 2024, Bank of America dự báo Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ giữa năm tới khi lạm phát hạ nhiệt và kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc nhưng không...

Trung Quốc: Lợi nhuận công nghiệp tăng tháng thứ ba liên tiếp, nhưng "chậm hơn"

Tháng 10/2023, lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước - thu hẹp lại ở mức một con số, sau các mức tăng 11,9% trong...

Trung Quốc cân nhắc cho các công ty bất động sản vay không cần thế chấp

Trong một nỗ lực giải quyết khủng hoảng bất động sản, Trung Quốc có thể cho phép các ngân hàng cung cấp những khoản vay không cần tài sản thế chấp đối với các nhà...

Người Mỹ chi kỷ lục gần 10 tỷ USD cho ngày Black Friday

Người Mỹ chi mạnh tay gần 10 tỷ USD cho ngày Black Friday (Ngày thứ Sáu đen) năm nay, tăng 7.5% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Adobe Analytics. Điều này càng cho...

Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp

Vào năm 2022, thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã giảm đi một chút và cho đến năm nay, tốc độ suy giảm đang lớn dần, xuống còn 17%.

Thấy gì từ việc nông dân Úc phát thịt cừu miễn phí?

Tình trạng dư thừa ở Úc đã khiến giá thịt cừu sụt giảm và một số nông dân đang loại bỏ hoặc tặng lại những con cừu của họ để tiết kiệm chi phí, thay vì tiếp tục...

Bất động sản Hồng Kông ế trên diện rộng

Bất chấp nhu cầu nhà ở đang ở mức cao do diện tích chật hẹp, suy thoái kinh tế vẫn dẫn đến tình trạng nhiều căn hộ chưa bán được, gây ra dư thừa nguồn cung.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98