Fahasa và PNC hoạt động ra sao khi thương mại điện tử nở rộ?

27/06/2019 09:12
27-06-2019 09:12:56+07:00

Fahasa và PNC hoạt động ra sao khi thương mại điện tử nở rộ?

Thị trường bán sách ở Việt Nam khá đa dạng với nhiều tên tuổi, trong đó, hệ thống nhà sách và tên tuổi lớn trên cả nước phải kể đến CTCP Văn hóa Phương Nam (HOSE: PNC) và CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh (Fahasa, UPCoM: FHS). Hai hệ thống nhà sách này đang hoạt động thế nào trước những áp lực từ các đối thủ thương mại điện tử?

Fahasa trụ tốt trong mảng bán sách, PNC thoát lỗ nhờ chuyển nhượng CGV

Tính đến cuối năm 2018, Fahasa có hệ thống gồm 110 nhà sách tại 45 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng trong năm 2018, Fahasa đã khai trương 7 nhà sách mới.

Nói về tình hình kinh doanh, tổng doanh thu thực hiện năm 2018 của Fahasa gần 3,173 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2017 và vượt 9% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế mà FHS ghi nhận hơn 28 tỷ đồng, tăng 8% so năm trước và vượt nhẹ 2% kế hoạch.

Doanh thu năm 2018 và kết quả kinh doanh những năm gần đây của Fahasa (Đơn vị tính: Triệu đồng)
Nguồn: VietstockFiance

Trong điều kiện chi phí hoạt động tăng do ảnh hưởng của thị trường, Fahasa vẫn tăng trưởng lợi nhuận từ các yếu tố phát triển mạng lưới, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hoạt động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn của Fahasa là xây dựng và phát triển hệ thống Nhà sách Fahasa chuyên nghiệp trên toàn quốc, đầu tư phát triển thương mại điện tử và ebook. Cho năm 2019, Fahasa đặt kế hoạch mang về 3,500 tỷ đồng doanh thu và 30 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 10% và 7% so với thực hiện năm 2018.

Về phần PNC, Công ty đang vận hành với hàng chục cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc cùng hệ thống cửa hàng book café.

Phương Nam Book Café vào ban đêm.

Trong năm 2018, PNC ghi nhận doanh thu thuần gần 700 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, lãi trước thuế hơn 160 tỷ đồng trong khi năm 2017 báo lỗ hơn 67 tỷ đồng. Được biết, con số lãi trước thuế khủng của PNC phần lớn đến từ chuyển nhượng thành công phần vốn góp vào Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (CGV, doanh nghiệp quản lý và vận hành cụm rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam).

Theo chia sẻ từ đại diện của PNC tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, chỉ tính riêng mảng bán lẻ và xuất bản sách thì năm 2018, PNC phải ghi nhận mức lỗ 9 tỷ đồng.

Năm 2019, PNC đặt kế hoạch doanh thu thuần 730 tỷ đồng và lãi ròng 12 tỷ đồng. Lãi ròng dự kiến của Công ty thấp hơn nhiều so với năm 2018 do PNC sẽ không có nguồn thu lớn từ việc thoái toàn bộ khoản đầu tư vào CGV.

PNC sẽ tập trung vào 2 mảng cốt lõi là bán lẻ và xuất bản sách và không định hướng phát triển đa ngành nghề như những năm trước đây (kinh doanh cà phê sách, bán thành phẩm phim,...).

Doanh thu năm 2018 và kết quả kinh doanh những năm gần đây của PNC
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Nguồn: VietstockFiance

Chi phí bán hàng đang là gánh nặng của Fahasa cũng như PNC

Doanh thu của Fahasa và PNC đều tăng trưởng qua các năm nhưng lợi nhuận thì không luôn tăng như vậy. Xem xét các khoản mục của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí luôn là gánh nặng của hai chuỗi nhà sách này.

Trong giai đoạn từ 2015-2018, chi phí bán hàng của Fahasa đã bào mòn hết 88%-89% lợi nhuận gộp, còn chi phí bán hàng của PNC cũng lên đến 82%-111% của lợi nhuận gộp. Do đâu mà chi phí bán hàng lại là “tội đồ” kéo lợi nhuận của Fahasa và PNC?

Nguyên nhân phần lớn có thể kể đến là chi phí mặt bằng. Ngoài việc phát triển hệ thống nhà sách độc lập, Fahasa và PNC còn chọn địa điểm là các siêu thị, trung tâm mua sắm để phát triển kinh doanh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh tại Vincom Center, Aeon mall Tân Phú, Maximark, Sài Gòn Center… đều có nhà sách trong trung tâm thương mại.

Những nhà sách tại đây cũng có quy mô lớn, đa dạng sách báo, văn phòng phẩm. Việc tọa lạc ở các trung tâm thương mại có thể là con dao hai lưỡi, có thể tăng doanh thu nhưng chi phí thuê mặt bằng và các chi phí khác bỏ ra thì khá đắt đỏ.

Fahasa Tân Phú tọa lạc tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Tân Phú Celadon.

Cuộc chiến thương mại điện tử nở rộ, người trong cuộc đối phó ra sao?

Trong xu hướng công nghệ 4.0, nhiều ông lớn thương mại điện tử trong và ngoài nước đang có mặt tại Việt Nam, trong mảng sách có thể kể đến Tiki, Amazon,… Bên cạnh đó, thói quen mua sắm của người tiêu dùng dần thay đổi, mua sắm trực tuyến đang dần chiếm thị phần lớn so với mua sắm truyền thống.

Đối mặt với những diễn biến đó, Fahasa đã nhanh chóng đầu tư mở rộng mảng thương mại điện tử để có thể cạnh tranh và “chiều lòng” khách hàng. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, đại diện của Fahasa cho hay: “Fahasa đã đầu tư vào thương mại điện tử trong 3 năm qua và đạt được những kết quả tích cực”.

Bằng chứng là Fahasa sở hữu Trung tâm thương mại điện tử với website thương mại điện tử fahasa.com, nhờ đó Fahasa có thể cạnh tranh với những trang thương mại điện tử trong ngành khác và đạt có lợi nhuận đều đặn qua các năm.

Có những tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn vào Việt Nam. Hàng năm họ có thể chấp nhận lỗ hàng trăm tỷ. Nhiều công ty bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam cũng như vậy. Họ chấp nhận giá bán thấp để cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, những công ty thương mại điện tử này khiến hành vi của người tiêu dùng thay đổi, do đó PNC gặp nhiều khó khăn”, Chủ tịch PNC – ông Đặng Bá Tùng chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.

Sau 3 tháng hoạt động của năm 2019, PNC đã ôm khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng. Còn Fahasa vẫn chưa hề công bố BCTC cho quý 1/2019.

Minh Nhật

fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PVI đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng, dự kiến thấp nhất 5 năm

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên, CTCP PVI (HNX: PVI) dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng trong năm 2025, giảm 3% so với năm 2024. Đây cũng...

TDC đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi sau năm lãi kỷ lục, muốn vay ngân hàng hơn 400 tỷ

Sau năm 2024 lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 thận trọng với lợi nhuận sau thuế giảm...

VPI trình ĐHĐCĐ đổi tên công ty, mục tiêu lãi sau thuế 2025 tăng 15%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) đề xuất kế hoạch kinh doanh 2025 với tổng doanh thu 2,450 tỷ đồng và lãi sau...

Lãi giảm hơn nửa sau kiểm toán, cổ phiếu TTF sàn liên tiếp trước cú sốc thuế Mỹ 

Từng đạt đỉnh hơn 17,000 đồng/cp, nay giá cổ phiếu TTF "rẻ hơn trà đá", nằm sàn liên tục sau thông tin áp thuế mới của Mỹ. Song song đó, BCTC kiểm toán năm 2024 của...

ĐHĐCĐ TCL: Lập tổ đánh giá tác động thuế quan của Trump, bầu Chủ tịch mới

Sáng 04/04, CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (HOSE: TCL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 trong bối cảnh ngành logistics đối mặt nhiều biến động quốc tế...

ITA lên kế hoạch doanh thu, lợi nhuận 2025 gấp đôi năm trước

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (UPCoM: ITA) lên kế hoạch 2025 với tổng doanh thu và thu nhập hơn 771 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 234 tỷ đồng, đều gấp đôi...

KDH đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 23%, đang thực hiện thủ tục mở bán 2 dự án thấp tầng tại Bình Trưng Đông

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) dự kiến hoàn tất cấp sổ cho khách hàng tại dự án The Privia và mở bán 2 dự án...

Ngành bia bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ

Dù kỳ vọng vào cơ hội phục hồi, các doanh nghiệp bia lớn vẫn thận trọng trước sức tiêu dùng yếu, cạnh tranh gay gắt và rủi ro từ luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Kế...

Doanh nghiệp địa ốc trước tiềm năng hình thành “siêu thành phố”

Việc sáp nhập tỉnh đang được đẩy nhanh, theo chuyên gia, trong xu hướng đó phía Nam có 3 địa phương tiềm năng hình thành một “siêu thành phố”. Hạ tầng tăng cường...

Vinasun dự kiến lãi sau thuế 2025 giảm 36%, kế hoạch đầu tư 400 chiếc xe hybrid trong năm nay

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS) không chỉ đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng mà còn giảm tỷ lệ cổ tức của năm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98