MSCI rất khó thêm Việt Nam thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi

17/06/2019 10:25
17-06-2019 10:25:21+07:00

MSCI rất khó thêm Việt Nam thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi

Đây là dự báo của ông Lê Hoàng Phương - Chuyên viên Vĩ Mô và Chiến lược Thị Trường của CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (BVSC) về kết quả review xếp hạng thị trường của MSCI vào ngày 26/06.

Sắp tới, MSCI sẽ công bố kết quả phân loại thị trường định kỳ dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới. Theo ông, Việt Nam liệu có khả năng được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi tại kỳ review nâng hạng lần này hay không?

Ông Lê Hoàng Phương - Chuyên viên Vĩ Mô và Chiến lược Thị Trường của CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (BVSC)

Ông Lê Hoàng Phương: Khả năng Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI trong kỳ review này là rất khó. Lý do là khác với FTSE, MSCI không phân chia thị trường mới nổi ra làm thị trường mới nổi loại hai và thị trường mới nổi cao cấp. Do đó, để có thể được nâng hạng lên làm thị trường mới nổi bởi MSCI, Việt Nam sẽ phải thỏa mãn nhiều tiêu chí hơn so với việc được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi loại hai.

Thêm vào đó, so với thời điểm MSCI ra báo cáo vào tháng 6/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có thêm sự thay đổi đáng kể nào. Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi hiện mới chỉ được thảo luận tại diễn đàn Quốc hội. Do đó, khả năng cao bộ luật này sớm nhất sẽ được thông qua trong kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra vào tháng 10/2019 – trễ khoảng 4 tháng so với thời gian MSCI công bố của kỳ review tháng 6. Do vậy, sẽ rất khó để MSCI xem xét đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng khi mà chưa có bất kỳ thay đổi rõ rệt nào từ phía Việt Nam.

Việt Nam đang vướng phải những trở ngại gì để được xem xét nâng hạng, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Phương: Có hai trở ngại chính mà Việt nam cần phải vượt qua để có thể được xem xét nâng hạng. Thứ nhất, Việt Nam cần phải thiết lập một trung tâm thanh toán bù riêng biệt và độc lập. Hiện tại, chức năng này đang được trung tâm lưu ký chứng khoán đảm nhiệm. Theo Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, sau khi luật được Quốc hội thông qua, thì trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ được tái tổ chức lại theo mô hình công ty mẹ-con. Trong đó sẽ thành lập Tổng công ty Lưu ký và Thanh Toán bù trừ Việt Nam, trong đó có 2 công ty thành viên là Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Trung tâm thanh toán bù trừ Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ khắc phục được thiếu sót này của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ hai là vấn đề liên quan đến giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính nhanh gọn và đơn giản trong việc mở tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Về vấn đề này, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi có quy định tự động mở giới hạn sở hữu cho các doanh nghiệp không kinh doanh trong ngành nghề điều kiện lên 100%.

Thêm vào đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang nghiên cứu triển khai 2 sản phẩm mới là chứng khoán không có quyền biểu quyết và chứng chỉ không có quyền biểu quyết. Sản phẩm này được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ở những doanh nghiệp mà cổ đông lớn hiện tại không muốn mất quyền kiểm soát công ty. Còn về việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký tài khoản mới cho nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống điện tử đang dần được áp dụng rộng rãi qua đó gia tăng tính thuận tiện và rút gọn thời gian mở tài khoản và lấy mã giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện tại Kuwait đang được MSCI xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi. Nếu lần này Kuwait được nâng hạng thì ông dự báo tác động tới thị trường Việt Nam sẽ ra sao? Dòng vốn từ đâu sẽ đổ vào Việt Nam?

Ông Lê Hoàng Phương: Trong trường hợp Kuwait được MSCI chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 6/2019, tỷ trọng của Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index có thể tăng lên mức 30% và trong rổ MSCI Frontier Markets Index có thể tăng lên mức 25%. Theo đó, Việt Nam có thể sẽ thu hút khoảng 250 triệu USD đổ vào thị trường chứng khoán.

Theo khảo sát của BVSC, hiện tại có 10 quỹ lớn đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng MSCI Frontier Markets 100 Index hoặc MSCI Frontier Markets để làm tracking index hoặc làm benchmark. Trong đó chỉ có duy nhất iShare MSCI Frontier Markets 100 ETF là quỹ ETF – quỹ đầu tư thụ động và cũng là là quỹ duy nhất trong 10 quỹ bám sát theo MSCI Frontier Markets 100 Index.

Và 9 quỹ còn lại là quỹ đầu tư chủ động và sử dụng MSCI Frontier Markets Index làm chỉ số tham chiếu. Cần lưu ý rằng, nếu Kuwait được công bố nâng hạng trong kỳ review tháng 6/2019 thì nhanh nhất là đến tháng 5/2020 thì Kuwait mới chính thức rời khỏi rổ cổ phiếu của MSCI Frontier Markets 100 và MSCI Frontier Markets Index. Do vậy, phải đến khoảng thời gian đó iShare MSCI Frontier Markets 100 ETF mới rót thêm vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với các quỹ chủ động, có thể dòng tiền sẽ chảy vào thị trường Việt Nam sớm hơn thời điểm Kuwait chính thức rời MSCI Frontier Markets 100 và MSCI Frontier Markets Index.

Tuấn Kiệt

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tuần mua bán mạnh tay của quỹ ETF 600 triệu đô, 12 mã cổ phiếu thêm mới vào danh mục

Giai đoạn từ 27/11-04/12/2023, thời điểm các thay đổi trong đợt review tháng 11 của MSCI có hiệu lực, iShares Frontier & Select EM ETF - quỹ ETF chuyên tập trung...

VNDiamond, quyền lực của chỉ số kim cương

Các thông tin gần đây về khả năng MWG có thể bị khỏi chỉ số VNDiamond đã cho thấy các sản phẩm chỉ số của HOSE đang có sức ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán...

Quản lý Quỹ Việt Cát liệu có đổi vận?

CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), hoạt động 16 năm mà không tăng vốn, đang gây chú ý khi sắp được TPBank rót tối đa 125 tỷ đồng; ngoài ra còn thương vụ dự chi 600 tỷ...

Quỹ đầu tư giao dịch “dè chừng”

Tuần qua (27/11-01/12/2023), giao dịch của quỹ đầu tư vẫn rất dè chừng khi công bố kết quả giao dịch cổ phiếu đều đã thực hiện ở tuần trước đó với khối lượng cao...

NVL, PDR bước vào FTSE Vietnam Index

Trong đợt review quý 4/2023, FTSE Vietnam Index thêm mới NVL và PDR, đồng thời không loại bất kỳ cổ phiếu Việt nào ra khỏi rổ chỉ số.

FEBE Ventures ra mắt quỹ thứ hai có quy mô 75 triệu USD

Công ty đầu tư mạo hiểm Việt Nam FEBE Ventures vừa ra mắt quỹ thứ hai với quy mô 75 triệu USD. Đây là quỹ chuyên đầu tư vào các startup trong giai đoạn đầu.

Quỹ ETF trăm triệu đô “tái xuất” sau 3 tuần im lặng

Sau 3 tuần án binh bất động, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) tái xuất bằng cách bán ròng với tất cả cổ phiếu có trong danh mục trong giai đoạn từ...

Hai quỹ ETF hơn 21,000 tỷ đồng sẽ thêm bớt cổ phiếu nào trong quý 4/2023?

Theo dự báo của Yuanta ETF, hai quỹ FTSE và VNM ETF hầu hết đều bán ròng cổ phiếu Việt trong đợt review lần này, chỉ mua 4 triệu cp CEO và 7 triệu cp PDR.

SSI Research: CEO và FTS có thể được thêm vào VNM ETF

Mới đây, SSI Research - bộ phận nghiên cứu phân tích của CTCK SSI - dự báo VNM ETF có thể thêm mới CEO và FTS, trong khi FTSE ETF có thể thêm PDR trong đợt review...

PDR có thể được thêm vào FTSE ETF? 

CTCK BSC dự báo hai quỹ FTSE và VNM ETF có thể mua mạnh 5.9 triệu cp VIC, 4.5 triệu cp PDR và 3 triệu cp VNM. Ở chiều ngược lại, bị bán ra mạnh nhất là SSI (5.3...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98