Thủ tướng: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có "thiên thời - địa lợi - nhân hòa"

25/06/2019 13:15
25-06-2019 13:15:16+07:00

Thủ tướng: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có "thiên thời - địa lợi - nhân hòa"

Chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày 25-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá vùng kinh tế này đang hội tụ 3 yêu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa.

Sáng nay 25-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tổ chức tại tỉnh Hưng Yên. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết Chính phủ chủ trương tổ chức các hội nghị về từng vùng kinh tế trọng điểm để phân tích, lắng nghe, đánh giá kỹ tình hình từng vùng. Qua đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, xử lý những khó khăn, vướng mắc, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững từng vùng và cả nước.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có trung tâm là tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. "Đây là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và là vùng kinh tế lớn thứ 2 của cả nước (chiếm 32% GDP, 33% thu ngân sách Nhà nước, 30% xuất khẩu cả nước)"- ông nhấn mạnh.

Nói về lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thủ tướng cho rằng kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực đang là thế mạnh. Đây cũng là vùng duy nhất trong 4 vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước có 100% các tỉnh, TP trong vùng có điều tiết về ngân sách Trung ương.

Thủ tướng: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có thiên thời - địa lợi - nhân hòa - Ảnh 1.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có rất nhiều thuận lợi với cả 3 yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa". "Các tỉnh, TP thuộc vùng đều có trình độ phát triển cao so với trung bình cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh"- Thủ tướng nói.

Mặc dù vậy, lãnh đạo Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn tại đây và kỳ vọng Hội nghị lần này sẽ tháo gỡ được. Một trong những điểm nghẽn mà Thủ tướng chỉ ra là chưa phát huy hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, sức cạnh tranh còn hạn chế. Đặc biệt, liên kết vùng chưa đi vào thực chất, còn hình thức, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch chưa được chú trọng.

Trong cùng một vùng kinh tế trọng điểm nhưng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giữa các địa phương chưa đồng đều, thậm chí có sự chênh lệch lớn. Thủ tướng dẫn chứng chỉ số PCI của Quảng Ninh đứng thứ 1 trong khi Hưng Yên lại đứng thứ 58 trên tổng 63 tỉnh, TP cả nước.

Tại hội nghị này, Thủ tướng đề nghị thảo luận về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới đối với cả vùng và từng địa phương, đề xuất, kiến nghị về đổi mới cơ chế, chính sách, nhất là về đầu tư, tài chính, đất đai, nhân lực, khoa học công nghệ, phân cấp, giao quyền... để tạo thuận lợi cho các địa phương trong vùng.

“Vùng này tiếp theo có trồng lúa không, chuyển đổi như thế nào, đô thị làm sao, khu công nghiệp thế nào, công nghiệp sạch, giá trị gia tăng cao, hướng về xuất khẩu thế nào?”- Thủ tướng đặt vấn đề.

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

Giai đoạn 2016-2018, Vùng có tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 9,08%. Tổng GRDP của vùng đến năm 2018 chiếm tỉ trọng khoảng 31,73% GRDP của cả nước và chiếm 35,52% GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm, vẫn đứng thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (45,42%). Tong đó Hà Nội dẫn đầu toàn vùng đóng góp 16,96% về GRDP cả nước.

GRDP bình quân đầu người của vùng cũng tăng từ 4.164 USD năm 2016 lên 4.813 USD năm 2018, gấp 1,86 lần so với mức trung bình cả nước và đứng thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2016-2018 của vùng đứng thứ 2 cả nước (sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 32,1 tỉ USD. Năm 2018, TP Hà Nội thu hút được 7,5 tỉ USD, trong đó cấp mới 640 dự án với số vốn đăng ký trên 5 tỉ USD, lần đầu tiên dẫn đầu cả nước về số vốn đăng ký cấp mới.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2016-2018 đạt 1.593,752 ngàn tỉ đồng, chiếm 29,76% vốn đầu tư cả nước, tốc độ tăng bình quân 21,8%/năm, cao hơn mức bình quân trong giai đoạn này của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước (khoảng 11,5%).

Minh Chiến

Người lao động





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thông tin thời điểm xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, Việt Á, FLC

Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết trong năm 2024, dự kiến sẽ đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, như vụ: Tân Hoàng Minh...

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh...

Các tập đoàn Pháp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đặc biệt là nhắm đến những ngành năng lượng mới như năng lượng tái...

Cần Thơ: Nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư đối với Trung tâm đầu mối nông sản vùng ĐBSCL

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh...

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/03/2024 

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03/05/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá...

Lo tiền trả nợ, VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến cao tốc từ đầu năm 2024

Các dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa được tăng phí theo lộ trình được duyệt dẫn đến áp lực về phương án tài...

Hai tập đoàn điện gió hàng đầu thế giới sẽ rót hàng chục tỷ USD vào Việt Nam

Sáng ngày 03/12/2023, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Helms - Thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) và...

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng 2023 đã vượt 600 tỷ USD

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương cho biết, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619.17 tỷ USD; xuất siêu 25.83 tỷ USD.

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Chiều ngày 02/12, nhân dịp tham dự Hội nghị COP28 tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga.

Sau thanh tra, huyện miền núi Quảng Nam gấp rút thu nộp gần 2,4 tỉ đồng

Sau khi thanh tra chỉ ra có 51/60 công trình sai phạm, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tập trung khắc phục, thu nộp được 90% số tiền sai phạm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98