Trung Quốc không phải “đối thủ” của Nhật Bản trong cuộc đua cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á

25/06/2019 20:00
25-06-2019 20:00:00+07:00

Trung Quốc không phải “đối thủ” của Nhật Bản trong cuộc đua cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á

Nhật Bản vẫn đang chiến thắng trong cuộc đua cơ sở hạ tầng Đông Nam Á so với Trung Quốc, với các dự án đang chờ xử lý có giá trị gần gấp rưỡi so với “đối thủ”, dữ liệu mới nhất từ ​​Fitch Solutions cho thấy.

Theo các số liệu của công ty trên, những dự án được Nhật Bản hậu thuẫn ở sáu nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – hiện có giá tới 367 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của Trung Quốc chỉ là 255 tỷ USD.

Nhật Bản vượt xa Trung Quốc về giá trị các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á.

Các số liệu trên cho thấy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra tràn lan ở Đông Nam Á, cũng như sự vượt trội của Nhật Bản so với Trung Quốc, bất chấp nỗ lực đẩy mạnh chi tiêu cho đường sắt và hải cảng thông qua sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ước tính các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ cần 210 tỷ USD mỗi năm cho đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2016 - 2030, để theo kịp đà tăng trưởng kinh tế.

Các số liệu mới nhất của Fitch Solutions, được cung cấp trong một phản hồi qua email cho Bloomberg, chỉ tính các dự án đang chờ xử lý – nghĩa là những dự án đang ở giai đoạn lập kế hoạch, nghiên cứu khả thi, đấu thầu và hiện đang được xây dựng. Dữ liệu của Fitch vào tháng 2/2018 cho thấy số tiền đầu tư của Nhật Bản nằm ở mức 230 tỷ USD, còn của Trung Quốc là 155 tỷ USD.

Việt Nam cho đến nay là trọng tâm lớn nhất trong các hoạt động về cơ sở hạ tầng của Nhật Bản, với các dự án đang chờ xử lý trị giá 209 tỷ USD – chiếm hơn một nửa trong con số tổng của Nhật Bản. Con số này bao gồm tuyến đường sắt cao tốc trị giá 58.7 tỷ USD giữa Hà Nội và TPHCM.

Đối với Trung Quốc, Indonesia là khách hàng chính, khi chiếm đến 93 tỷ USD, tương đương 36% trong tổng số đầu tư của Trung Quốc. Dự án được mọi người chú ý nhất là nhà máy thủy điện trị giá 17.8 tỷ USD nằm trên sông Kayan.

Trên khắp Đông Nam Á và theo số lượng dự án, Nhật Bản cũng tỏ ra thành công hơn so với “đối thủ”, dù với sự chênh lệch nhỏ hơn: 240 dự án cơ sở hạ tầng có sự hỗ trợ của Nhật Bản, so với 210 của Trung Quốc ở cả 10 nền kinh tế Đông Nam Á.

Tổng số dự án cơ sở hạ tầng của Nhật Bản ở Đông Nam Á nhiều hơn so với Trung Quốc.

Nhã Thanh (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 2

Khu vực gồm 20 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý 2 so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy.

Thống đốc Fed: 'Đã đến lúc hành động', sẵn sàng cho nhiều đợt hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller đã đưa ra tín hiệu cắt giảm lãi suất trong tháng này trong bối cảnh thị trường lao động hạ nhiệt rõ rệt.

Cựu Bộ trưởng Mỹ: Khả năng Fed giảm 50 điểm cơ bản đã tăng lên sau báo cáo việc làm

Trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers cho biết xác suất giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã tăng...

Báo cáo việc làm Mỹ trái chiều: Việc làm ít hơn dự báo nhưng tỷ lệ thất nghiệp xuống 4.2%

Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra ít việc làm hơn một chút so với dự kiến trong tháng 8, phản ánh thị trường lao động đang chậm lại, đồng thời mở đường cho Fed hạ lãi suất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98