Chi phí y tế từ túi tiền của người dân Việt Nam vẫn ở mức cao

13/07/2019 14:30
13-07-2019 14:30:00+07:00

Chi phí y tế từ túi tiền của người dân Việt Nam vẫn ở mức cao

Đó là thông tin tại Hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật Khám, chữa bệnh, do Bộ Y tế tổ chức, ngày 12/7 tại Hà Nội. Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua vào ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Đây là đạo luật đầu tiên thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Chi phí y tế từ túi tiền của người dân Việt Nam vẫn ở mức cao
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, Luật Khám, chữa bệnh đã tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế tư nhân và nhà nước. Ảnh - Đức Việt.

Đánh giá về việc thực thi Luật Khám, chữa bệnh qua 9 năm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, luật đã góp phần tạo điều kiện để phát triển ổn định, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giữa khu vực nhà nước và tư nhân, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng tốt.

Luật cũng giúp xây dựng mạng lưới cơ sở y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát triển rộng khắp, góp phần tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế ngày càng tăng...

Báo cáo tổng kết 9 năm thi hành luật cũng cho biết, hiện tổng chi của toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, dù chuyển từ "ngân sách nhà nước bao cấp" sang "xã hội hóa" nhưng tỷ trọng nguồn tài chính công gồm ngân sách và bảo hiểm y tế vẫn tăng.

Tổng chi toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe (ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, người dân) so với GDP ngày càng tăng, từ 5,1% năm 1993 lên khoảng 6,6% năm 2016. Từ 2008 đến nay, tốc độ tăng chi từ ngân sách nhà nước cho y tế đã cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước và đạt khoảng 7- 8% tổng chi ngân sách.

9 năm qua, Chính phủ cũng đã ưu tiên ngân sách, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ để có bước đầu tư đột phá cho y tế, đã đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ và gần 400 triệu đô la Mỹ từ nguồn ODA để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 766 bệnh viện, từ tuyến huyện đến trung ương, 114 phòng khám đa khoa khu vực, hơn 2.000 trạm y tế.

Hiện đang đầu tư 20.000 tỷ đồng từ nguồn thu sắp xếp doanh nghiệp nhà nước để đầu tư 5 bệnh viện trung ương, tuyến cuối tại Tp. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, dù ngân sách Nhà nước cho y tế và bảo hiểm y tế ngày càng tăng nhưng tổng chi chăm sóc sức khỏe bình quân theo đầu người vẫn rất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cùng với đó, mệnh giá bảo hiểm y tế thấp, trong khi 70% chi cho khám, chữa bệnh là chi cho thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, mà giá thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế lại phải theo mặt bằng quốc tế.

Đáng chú ý, tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao, dễ dẫn đến tình trạng nghèo hóa ở những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình khi có người ốm đau (tỷ lệ bị nghèo hóa do chi phí y tế hiện nay là 1,7%).

Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho y tế gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế và người dân chi trả nhưng cũng chưa xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chi nào ngân sách phải bảo đảm, cái nào do bảo hiểm y tế và người dân chi trả.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2019, toàn quốc có 84 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 89% dân số, gần đạt mục tiêu mà Chính phủ đặt ra đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90% dân số.

Nhật Dương

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sau sáp nhập người lao động tại TP HCM hưởng lương tối thiểu theo vùng nào?

Nếu mức lương tối thiểu áp dụng theo địa bàn cấp xã thấp hơn so với trước ngày 1-7 thì tiếp tục thực hiện mức lương đã áp dụng trước đó.

Sửa Hiến pháp: Lý do không thể giữ các thành phố, thị xã thuộc tỉnh như cấp cơ sở

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, việc tổ chức đồng loạt đơn vị hành chính đô thị là các phường sẽ góp phần thống nhất mô...

Phó Thủ tướng: VNPT, Viettel hoàn thiện các chatbot để người dân sử dụng trợ lý ảo từ 1/7

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị VNPT và Viettel tiếp tục hoàn thiện các chatbot để người dân, cán bộ có thể sử dụng sớm trợ lý ảo, tốt nhất là bắt...

Những điểm mới của Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số sắp được thông qua

Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã thể chế hóa các chủ trương lớn được nêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Sở Nội vụ TP.HCM thông tin về việc sắp xếp cán bộ cấp huyện khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Từ 1/7, TP.HCM sẽ không còn cấp huyện. Trước mắt, Thành phố sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện bố trí biên chế cấp xã.

Hướng dẫn mới nhất của Quốc hội về kiện toàn bộ máy sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sau sáp nhập các tỉnh thành, bỏ cấp huyện...

Quốc hội thông qua phương án cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực ngay

Kể từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố...

Hợp nhất tỉnh thành: Không chỉ là phép cộng diện tích, dân số mà còn là phép nhân của GDP

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP theo cấp số nhân từ việc hợp nhất tỉnh, thành cần có sự đầu tư, trong đó, cần có thể chế đủ rộng, một thể...

Chính quyền địa phương 2 cấp sẽ vận hành từ 1/7/2025: Cả hệ thống chính trị đều đang nỗ lực

Một cuộc “cách mạng” được ví như tái cấu trúc toàn diện từ không gian lãnh thổ đến thể chế, bộ máy, con người... đang được gấp rút triển khai với mốc thời gian cụ...

Chính thức trình Quốc hội lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98