Dân số Việt Nam bước vào giai đoạn rất già năm 2038

22/07/2019 08:44
22-07-2019 08:44:00+07:00

Dân số Việt Nam bước vào giai đoạn rất già năm 2038

Dự báo của Tổng Cục Dân số, khoảng 20 năm nữa Việt Nam có 20% người từ 60 tuổi trở lên, bước vào giai đoạn "dân số rất già".

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho biết với 96,2 triệu người năm 2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 1,14% một năm. Bình quân mỗi năm tăng khoảng một triệu dân.

"Theo mục tiêu Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ tăng dân số phải duy trì khoảng 1% đến năm 2020", ông Tú nói.

Theo ông Tú, Việt Nam chạm đỉnh dân số vàng và bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Năm 2011, người trên 60 tuổi chiếm 9,9% dân, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Năm 2018, tỷ lệ người cao tuổi là 11,95% dân số. 

"Dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số rất già vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1%. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi", ông Tú cho biết.

Một cụ già đang tập yoga cười bên hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Thùy An.

Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển cần nhiều thập kỷ đến hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như Pháp 115 năm, Australia 73 năm; Trung Quốc 26 năm; Việt Nam chỉ mất 15 năm.

Đặc điểm của già hóa dân số ở Việt Nam là nữ cao tuổi nhiều hơn nam, với sự gia tăng tỷ lệ góa và tình trạng người già sống một mình. Đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn nhiều khó khăn khi 68% sinh sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. 

Hơn 72% người già sống cùng với con cháu, trong khi xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với họ, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cơ bản cho mỗi thành viên khi về già.

Sức khỏe người cao tuổi Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 64 tuổi. 96% người mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây truyền. Trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh. Hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp những nhu cầu ngày càng tăng của người già.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế). Ảnh: Thuỳ Liên.

Theo ông Tú, cùng với quá trình già hóa dân số, Việt Nam cũng đang ở trong thời kỳ dân số vàng khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn hơn tỷ lệ người trong độ tuổi phụ thuộc. Từ năm 1989 đến nay, số người dưới 15 tuổi giảm từ 39% xuống 24%; trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 56% lên 68%.

"Lợi thế dân số vàng nếu được tận dụng tốt là điều kiện để cải thiện cuộc sống cho nhóm dân số cao tuổi trong tương lai. Bởi vậy, đầu tư y tế, giáo dục và công việc ổn định cho thế hệ thanh niên hiện tại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người cao tuổi kế tiếp", ông Tú nhìn nhận.

Việt Nam áp dụng chính sách giảm sinh, từ năm 2011 bước vào giai đoạn già hóa dân số. Hệ thống an sinh xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa kịp hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, đặt ra nhiều thách thức trong công tác lập kế hoạch và hoạch định chính sách. Một bộ phận xã hội còn có quan niệm thiên lệch về người cao tuổi như cho rằng là gánh nặng, do đó chưa có nhận thức và hành vi thích ứng với xã hội "già hóa".

Lê Nga

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia VPBankS: Ngân hàng Nhà nước chưa cần tăng lãi suất trong năm nay để kiểm soát tỷ giá

Ngày 23/06, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đạt 25,028 VND/USD, tăng gần 3% so với đầu năm. Tỷ giá trung tâm leo thang cũng kéo giá USD niêm yết ở các NHTM tăng...

Tư nhân được đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Nhà nước

418/423 đại biểu Quốc hội sáng nay đã tán thành thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); trong đó có cơ chế tiếp nhận tư nhân vào làm quản lý, lãnh đạo ở một số...

Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều dự án luật, họp bàn về công tác nhân sự

Cùng với việc biểu quyết thông qua nhiều dự án luật và Nghị quyết quan trọng, trong buổi chiều ngày 24/6, Quốc hội sẽ họp riêng về công tác tổ chức, nhân sự thuộc...

Thủ tướng: Ứng phó kịp thời tình hình Trung Đông, kiên định mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục làm mới, mạnh mẽ hơn động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đột phá trong động lực tăng trưởng mới như khoa...

Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn mới nhất về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Giữ ổn định số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong thời gian chuyển tiếp; hướng dẫn tổ chức chính quyền tại đặc khu có dân số dưới 1,000 người; quy trình chuyển...

Tuần làm việc cuối của Kỳ họp 9, Quốc hội bàn công tác nhân sự

Tuần làm việc cuối của Kỳ họp 9, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua 22 luật, 21 nghị quyết, đồng thời xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương bố trí trụ sở, thiết bị cho chính quyền hai cấp

Trước thềm vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành công điện yêu cầu khẩn trương hoàn thiện trụ sở, thiết...

OECD khẳng định ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng cao

Tổng thư ký OECD đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình nghị quyết gỡ các 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: GDP quý 2 có thể đạt 7.6%

Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết tình hình kinh tế xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Khả năng GDP...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98