Mỹ-Trung nối lại đàm phán thương mại giữa lúc ông Trump chỉ trích Trung Quốc

31/07/2019 10:14
31-07-2019 10:14:46+07:00

Mỹ-Trung nối lại đàm phán thương mại giữa lúc ông Trump chỉ trích Trung Quốc

Sau khi bị đình trệ gần 3 tháng, Mỹ và Trung Quốc khởi động vòng đàm phán thương mại mới ở Thượng Hải vào ngày thứ Tư (31/07), giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh tiếp tục “lợi dụng” nước Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Lưu Hạc (từ trái qua)

Phái đoàn Mỹ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã bắt đầu đàm phán với những người đồng cấp bên phía Trung Quốc, bao gồm cả Phó Thủ tướng Lưu Hạc, tại Khách sạn Xijiao State Guest – một khu phức hợp sang trọng ở phía tây thành phố.

Ông Mnuchin, ông Lighthizer và ông Lưu đã cùng nhau chụp hình. Phía bên Trung Quốc bao gồm tổng cộng 6 thành viên, trong khi phía Mỹ có 5 thành viên.

Hình ảnh tại cuộc đàm phán ngày 31/07

Các chuyên gia Mỹ đã đặt chân đến Thượng Hải và tham dự buổi ăn tối long trọng tại Khách sạn Fairmont Peace vào đêm ngày thứ Ba (30/07). Nguồn tin thân cận cho biết tại bữa ăn tối này, hai bên muốn gầy dựng quan hệ mà không đề cập đến các vấn đề đàm phán.

Ngay khi bữa ăn tối vừa bắt đầu, ông Trump đưa ra hàng loạt dòng tweet chỉ trích Trung Quốc vì Tổng thống Mỹ cho rằng Bắc Kinh không sẵn lòng mua nông sản Mỹ và tiếp tục lợi dụng nước Mỹ.

Ngay sau đó, truyền thông Nhà nước Trung Quốc lên tiếng phủ nhận những nhận định của ông Trump. Trung Quốc không có lý do gì để lợi dụng nước Mỹ và chưa hề làm vậy, Nhân Dân nhật báo – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cho biết trong một bài bình luận. Mỹ dường như đã quên rằng họ cam kết “nối lại đàm phán trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, thay vào đó, họ chỉ đe dọa với mong muốn Trung Quốc nhượng bộ - một chiến thuật rồi cũng dẫn đến thất bại ê chề, trích từ bài đăng.

Kỳ vọng xảy ra bước đột phá trong các cuộc đàm phán vẫn còn thấp. Hai bên còn xa cách hơn so với thời điểm 3 tháng trước khi các cuộc đàm phán đổ vỡ và bên này cứ đổ lỗi cho bên kia. Trung Quốc đang thúc giục Mỹ thỏa hiệp trong cuộc đàm phán, trong khi đó giới báo chí Nhà nước Trung Quốc cho rằng Mỹ nên có qua có lại.

Các cuộc đàm phán ở Thượng Hải có thể góp phần xác định xem liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán dựa trên văn bản thỏa thuận phác thảo đã nhất trí hồi đầu tháng 5/2019 hay sẽ câu giờ đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, hoặc họ sẽ đưa ra đề xuất khác, Michael Pillsbury, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson, cho biết ở Washington ngày thứ Ba (30/07). “Họ thực sự rất phân vân”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98