Thu phí tự động: Vì sao nhà đầu tư BOT vẫn 'chống' lệnh?

04/07/2019 15:03
04-07-2019 15:03:52+07:00

Thu phí tự động: Vì sao nhà đầu tư BOT vẫn 'chống' lệnh?

Trước việc một số nhà đầu tư trạm BOT chậm triển khai thu phí không dừng (thu phí điện tử - Etag), PV tìm hiểu và được biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư chậm triển khai dịch vụ thu phí Etag là quy định không hợp lý, buộc nhà đầu tư phải giao việc điều hành trạm thu phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Thu phí tự động: Vì sao nhà đầu tư BOT vẫn 'chống' lệnh?
Với lý do phải bàn giao trạm và trích % cho đơn vị lắp đặt cao nên một số trạm BOT tại miền Bắc đã làm làn thu phí không dừng chỉ để… ngắm. Ảnh: Anh Trọng

Thực hiện chậm trễ, lúng túng

Theo yêu cầu về triển khai thu phí tự động không dừng, đến hết năm 2018 tất cả các trạm thu phí trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải áp dụng thu phí không dừng. Tuy nhiên, theo ghi nhận trong 2 ngày qua, nhiều trạm trên QL1 vẫn chưa thực hiện việc này. Riêng QL1 từ Hà Nội đi các tỉnh có 4 trạm thu phí của 4 dự án BOT, bao gồm: Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình và dự án đường QL1 tránh qua thành phố Phủ Lý (Hà Nam).

Ghi nhận trong ngày 2/7, tất cả các trạm thu phí BOT ở đây vẫn thu theo kiểu “dừng một lần” (trả tiền - nhận vé) truyền thống, chưa triển khai thu phí không dừng theo yêu cầu của Chính phủ. Một số trạm lắp đặt thiết bị chưa xong như Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình...

Đại diện một số nhà đầu tư trạm BOT cho hay, họ sẵn sàng triển khai thu phí không dừng theo chủ trương. Tuy nhiên, khi triển khai lại phát sinh vấn đề “rất đáng lo ngại”. Theo đó, khi thực hiện, cơ quan quản lý yêu cầu tất cả các nhà đầu tư phải ký phụ lục hợp đồng với đơn vị cung cấp (công nghệ, thiết bị) thu phí không dừng để họ vào tiếp quản, rồi điều hành luôn việc thu phí. “Hệ thống dịch vụ thu phí không dừng chỉ có giá trị khoảng chục tỷ đồng, là hạng mục phụ nhưng lại yêu cầu nhà đầu tư dự án hàng nghìn tỷ đồng phải bàn giao trạm cho họ quản lý, điều hành là rất vô lý”, đại diện nhà đầu tư trạm BOT Hà Nội - Bắc Giang nêu ý kiến.

Một nhà đầu tư BOT trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình (QL1B) cho biết: Trong hợp đồng BOT của dự án không đề cập đến việc đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí được kiểm soát trạm nên việc yêu cầu các nhà đầu tư phải ký phụ lục giao trạm cho họ là không đúng chủ trương.

Cho ý kiến về việc này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh: Để giảm ùn tắc và công khai minh bạch hoạt động tại các trạm thu phí, việc triển khai thu phí không dừng là phù hợp xu thế. Theo ông Quyền, chủ trương của Chính phủ là như thế, khi triển khai, Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cần có thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện, giúp nhà đầu tư, đơn vị cung cấp dịch vụ biết trách nhiệm, quyền hạn của mình đến đâu, phải làm gì. Tuy nhiên, Quyết định 07 của Chính phủ đã ban hành hơn 2 năm nhưng đến nay cơ quan bộ ngành có liên quan vẫn chưa có bất kỳ thông tư, văn bản hướng dẫn nào. Do chưa có nội dụng này nên đến nay việc triển khai thu phí không dừng đang rất chậm trễ, lúng túng. “Điều hành một chủ trương lớn, liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, người dân nhưng lại triển khai theo kiểu mệnh lệnh hành chính như vậy là chưa phù hợp và có phần sai quy định”, ông Quyền đánh giá.

Tránh “nhóm lợi ích” mới trong BOT

Một lý do khác làm nhiều nhà đầu tư lo ngại và chần chừ khi triển khai thu phí không dừng, là hầu hết đơn vị lắp đặt dịch vụ thu phí không dừng tại gần 30 trạm thu phí trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chỉ có duy nhất một liên danh TASCO - VETC thực hiện. Do vậy, một số nhà đầu tư phản ánh, họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đơn vị này.

Đại diện Hiệp hội vận tải Hà Nội (HTA) cho rằng, việc lắp đặt, cung cấp phần mềm thu phí không dừng cho gần 30 trạm trên QL, và sắp tới là trên 40 trạm trên các tuyến đường còn lại nếu chỉ có một nhà cung cấp cần phải xem lại. “Chưa nói đến chất lượng dịch vụ, liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quản lý kinh tế mà chỉ lựa chọn một đơn vị cung cấp, lắp đặt dịch vụ, liệu có thực hiện đúng pháp luật?”, đại diện HTA đặt câu hỏi.

Theo đại diện HTA, sau khi dư luận đặt ra hàng loạt vấn đề trong quá trình triển khai, hoạt động các dự án BOT như “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ”, “miếng bánh ngọt”… với cách làm trên, liệu các dự án BOT có thêm “nhóm lợi ích mới” khi triển khai thu phí không dừng?

Không khẳng định sẽ có nhóm lợi mới trong các dự án BOT, nhưng ông Nguyễn Văn Quyền, nêu vấn đề: Hiện tại đơn vị lắp đặt công nghệ thu phí không dừng yêu cầu nhà đầu tư các dự án BOT phải trích từ 3 đến 4% tổng doanh thu hằng tháng cho việc thực hiện nội dung này là quá cao so với thực tế. Theo ông Quyền, mức này tương đương với mức các nhà đầu tư BOT được hưởng khi vận hành trạm thu phí.

“Đơn vị triển khai lắp đặt thiết bị thu phí bằng công nghệ, phần mềm hiện đại thì đúng ra số con người, bộ máy vận hành phải giảm và từ đó giảm chi phí. Nay đơn vị lắp đặt thiết bị lại đòi mức phí bằng hoặc cao hơn mức nhà đầu tư vận hành trạm là quá vô lý”, ông Quyền nói.

Chiều 3/7, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng Cục trưởng, Tổng cục ĐBVN cho biết: Quy định của Chính phủ trong việc triển khai thu phí không dừng không thể chậm trễ. Trước các thông tin của nhà đầu tư và dư luận về những nội dung thực hiện, TCĐB và Bộ GTVT đã có chủ trương sớm triển khai, trong quá trình thực hiện nếu có trở ngại, bất cập gì sẽ từng bước điều chỉnh.

Về việc đơn vị đầu tư chỉ lắp đặt thiết bị yêu cầu nhà đầu tư BOT phải bàn giao trạm, ông Thắng cho rằng, quyết định thì như thế nhưng Tổng cục vừa có thông báo đến các cơ quan triển khai và nhà đầu tư BOT chỉ bàn giao một phần của trạm. “Phần bàn giao này chủ yếu liên quan đến công tác vận hành của hệ thống thu phí không dừng, chứ không phải bàn giao tất cả trạm”, ông Thắng khẳng định.         

Có lời bỏ túi, thua lỗ trả Nhà nước là vô lý

Đề cập đến việc thu phí BOT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ ngày 3/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ GTVT báo cáo xin ý kiến Chính phủ cụ thể phương án điều chỉnh giá dịch vụ BOT. Đặc biệt, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đấu tranh phát hiện và xử lý nghiêm những tiêu cực, gian lận trong quản lý và hạch toán doanh thu của các dự án BOT

“Không để lặp lại trường hợp để ngoài sổ sách rất nhiều tiền như dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Nhà nước, nhà đầu tư cũng phải minh bạch. Kịp thời làm việc với chủ đầu tư, không để tình trạng chủ đầu tư bỏ dự án, xã hội nói anh có lời thì bỏ túi, thua lỗ thì trả Nhà nước là vô lý. Vấn đề này liên quan đến trật tự, an ninh, an toàn, cố tình phá hoại phải xử lý nghiêm”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đối với giá điện, Phó Thủ tướng lưu ý, việc điều hành giá điện vào ngày 20/3 vừa qua còn chưa tốt ở khâu truyền thông, là thiếu sót cần được các bộ, ngành rút kinh nghiệm trong các lần điều hành tới. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành thanh tra về giá điện, đề xuất hình thức xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Trong năm 2020, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên đề về giá điện.

Văn Kiên

Anh Trọng - An An

Tiền phong





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng chỉ đạo đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc 2 làn xe

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến cao tốc đã được đầu tư phân kỳ, đặc biệt...

Tháo gỡ khó khăn cho gói thầu J3-1 cao tốc Bến Lức - Long Thành

Do không có nhà thầu Nhật Bản tham gia gói thầu J3-1 cao tốc Bến Lức - Long Thành nên Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đề xuất bổ sung nhà thầu...

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất thiết kế 350 km/giờ

Theo báo cáo của Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế là 350 km/giờ, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá khi có nhu cầu; còn tuyến đường sắt...

Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa

Sau khi hoàn thành sân bay thứ 2, TP Hà Nội sẽ lập thêm thành phố mới khu vực phía Nam thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa. Như vậy, trong tương lai, Hà Nội sẽ...

Bình Định xúc tiến đầu tư 8 dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2023-2025

Trong tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư sắp tới, UBND tỉnh Bình Định đã nêu ra 8 dự án nhà ở xã hội sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2023-2025.

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Ba tuyến đường quốc lộ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an toàn giao...

Chuyển động mới của các đường vành đai

Bên cạnh các đường Vành đai 2, 3 đang có những chuyển biến tích cực, nếu những kiến nghị liên quan đường Vành đai 4 được chấp thuận, TP HCM cùng nhiều địa phương sẽ...

4 dự án nào được Bình Định đặc biệt mang đến Hội nghị xúc tiến đầu tư 2024?

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 vào ngày 29/03 tới, bên cạnh danh sách 322 dự án sẽ được xúc tiến đầu tư giai đoạn 2023-2025, UBND tỉnh Bình Định công bố thông...

Thông qua nghị quyết thành lập hai thành phố Bến Cát và Gò Công

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 2 nghị quyết thành lập thành phố Bến Cát (Bình Dương) và Gò Công (Tiền Giang).

TP HCM trình Thủ tướng Đề án Cảng trung chuyển Cần Giờ

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi vừa ký tờ trình khẩn, trình Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ lên Thủ tướng Chính phủ.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98