Fed hạ lãi suất 25 điểm cơ bản và chấm dứt chương trình giảm số dư trên bảng cân đối kế toán

01/08/2019 01:06
01-08-2019 01:06:10+07:00

Fed hạ lãi suất 25 điểm cơ bản và chấm dứt chương trình giảm số dư trên bảng cân đối kế toán

Vào rạng sáng ngày thứ Năm (01/08), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất 25 điểm cơ bản - một động thái phòng ngừa lại những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Giữa lúc hứng chịu áp lực chính trị từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và những kỳ vọng từ thị trường, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã quyết định hạ phạm vi lãi suất mục tiêu bớt 25 điểm cơ bản xuống 2-2.25%.

Đề cập đến lý do giảm lãi suất, FOMC chỉ đến “tác động từ diễn biến toàn cầu đến triển vọng kinh tế cũng như áp lực lạm phát yếu ớt”. Mặc dù Ủy ban nhận định nền kinh tế Mỹ tăng trưởng “vừa phải” và thị trường lao động vẫn “mạnh”, nhưng họ vẫn quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, Fed cũng để ngỏ khả năng giảm lãi suất thêm trong tương lai, cho biết họ sẽ “hành động một cách thích hợp để duy trì đà tăng trưởng” trong lúc tiếp tục đánh giá những dữ liệu sắp tới.

Chấm dứt chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán

Việc bỏ phiếu hạ lãi suất đi kèm với quyết định chấm dứt chương trình giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán sớm hơn dự định trước đó khoảng 2 tháng.

“Quyết định này hỗ trợ cho quan điểm rằng đà tăng trưởng bền vững của hoạt động kinh tế, điều kiện vững chắc của thị trường lao động và lạm phát gần mục tiêu cân xứng 2% của Ủy ban là kết quả khả dĩ nhất, nhưng vẫn còn đó sự không chắc chắn về triển vọng này”, trích từ tuyên bố của FOMC.

Trong đợt bỏ phiếu lần này, chỉ có Chủ tịch Fed khu vực Kansas City, Esther L. George, và Chủ tịch Fed khu vực Boston, Eric Rosengren, phản đối quyết định này. Điều đã được nhiều nhà quan sát dự báo từ trước.

Ông Trump trông chờ một đợt hạ lãi suất 50 điểm cơ bản, vì vậy còn phải chờ xem liệu động thái nới lỏng này có làm dịu bớt sự tức giận của ông về Chủ tịch Jerome Powell và những đồng nghiệp tại Fed.

Động thái này đánh dấu lần giảm lãi suất đầu tiên của Fed kể từ ngày 16/12/2008, khi Mỹ đang chìm trong khủng hoảng tài chính - một mối đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu. Trước tình cảnh đó, Fed đã gấp rút hạ lãi suất từ 1% xuống phạm vi 0-0.25% và họ duy trì phạm vi mục tiêu này trong 7 năm sau đó.

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, các nhà hoạch định chính sách của Fed lưu ý hoạt động đầu tư doanh nghiệp đã và đang suy yếu, trong khi chi tiêu của hộ gia đình lại tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với quyết định hạ lãi suất, FOMC còn chấm dứt chương trình giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán.

Trong một động thái khác nhằm vực dậy nền kinh tế đang chìm đắm trong khủng hoảng, Fed đã khởi động 3 vòng mua trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp. Cũng vì thế, số dư trên bảng cân đối kế toán của Fed đã bị thổi phồng lên mức 4.5 ngàn tỷ USD.

Trong tháng 10/2017, FOMC bắt đầu quá trình giảm bớt quy mô của danh mục trái phiếu bằng cách cho phép thoái vốn ở một mức nhất định mỗi tháng, đồng thời tái đầu tư phần còn lại.

Trước đó, Fed đã định chấm dứt quá trình giảm bớt số dư vào tháng 9/2019, nhưng sau đó họ quyết định kết thúc quá trình sớm hơn dự định 2 tháng, trong đó tất cả lượng tiền thu về từ những trái phiếu đến hạn sẽ được tái đầu tư từ ngày thứ Năm (01/08).

Quy mô danh mục trái phiếu của Fed đã giảm bớt 618 tỷ USD về mức 3.6 ngàn tỷ USD. Con số này vẫn còn cao hơn quá nhiều so với mức mà phần lớn quan chức Fed dự tính vào thời điểm kết thúc quá trình cắt giảm.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhiều lần khiến thị trường lao đao. Lần gần đây nhất là vào tháng 12/2018, ông nói chương trình giảm bớt số dư trên bảng cân đối kế toán đang trong chế độ “tự lái” (autopilot). Trước đó, trong tháng 10/2018, ông cho biết lãi suất còn cách xa với mức trung lập - mức lãi suất không kích thích cũng không kìm hãm tăng trưởng.

Ông Trump nhiều lần chỉ trích Fed, có lần Tổng thống Mỹ nói Fed “hóa điên” vì nâng lãi suất và dọa sa thải ông Powell. Ông Trump và Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow, kêu gọi Fed hạ lãi suất 50 điểm cơ bản và lập tức chấm dứt việc thắt chặt định lượng.

Theo góc nhìn của Nhà Trắng, nền kinh tế sẽ còn tăng nhanh hơn nếu Fed hạ lãi suất. GDP Mỹ tăng trưởng 2.1% trong quý 2/2019 và 3.1% trong quý 1/2019. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.7%, gần với đáy 50 năm. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Mỹ cũng dao động gần mức kỷ lục.

Ông Trump khăng khăng cho rằng nếu Fed không thắt chặt chính sách tiền tệ, GDP Mỹ có thể tăng trưởng hơn 4% và chỉ số Dow Jones sẽ cao hơn mức hiện tại 10,000 điểm.

Vũ Hạo (CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98