Chính phủ đề xuất sửa khái niệm doanh nghiệp nhà nước

17/09/2019 20:23
17-09-2019 20:23:39+07:00

Chính phủ đề xuất sửa khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Công ty mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn có thể được gọi là doanh nghiệp Nhà nước thay vì phải 100% vốn như hiện nay.

Đề xuất sửa khái niệm doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ đưa ra khi trình sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thảo luận chiều 17/9. 

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết sẽ đề xuất sửa theo hướng, doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết cũng được tính là doanh nghiệp Nhà nước.

Ông Vũ Đại Thắng - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Ảnh: MPI

Cơ quan thẩm tra - Uỷ ban Kinh tế cho rằng, quy định về tỷ lệ sở hữu vốn góp hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại dự thảo chưa bảo đảm sự chi phối của Nhà nước với các quyết định quan trọng, chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, việc thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần.

Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xác định tỷ lệ nắm giữ phù hợp, bảo đảm được sự chi phối của Nhà nước trong quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.

Ủy ban này cũng đề nghị báo cáo đánh giá tác động của việc thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước tới số lượng, hoạt động quản trị của các doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nghiệp nhà nước cũng như bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp nhằm tránh gây xáo trộn, khó khăn không cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.

Cho ý kiến sau đó, ông Nguyễn Khắc Định - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật bày tỏ băn khoăn về sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Theo ông, khái niệm này tồn tại trong nhiều văn bản luật từ kinh tế, hành chính cho tới tư pháp.

"Ta nói doanh nghiệp bình đẳng nhưng vẫn có cái khác. Mở rộng khái niệm thì số lương, quyền nghĩa vụ sẽ thay đổi. Quy định pháp lý chuyển tiếp từ có thành không, không thành có, ví như có doanh nghiệp trước đây không phải thì nay là doanh nghiệp nhà nước, có anh trước không có quyền thì nay lại có quyền...", ông Định nói, và cho rằng, sửa đổi khái niệm này sẽ dẫn tới phải rà soát, sửa không chỉ ở 8 luật như tờ trình Chính phủ nêu. 

Cũng trong đợt trình sửa đổi này, Chính phủ còn đề xuất sửa một loạt nội dung mà theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ước tính là tới một nửa Luật Đầu tư 2014 và một phần tư số điều của Luật Doanh nghiệp 2014.

Ông Hiển nói, so với mục tiêu đặt ra thì tờ trình hôm nay của Chính phủ "vượt xa so với dự kiến ban đầu là chỉ sửa một số điều cần thiết, cấp bách gây khó khăn cho môi trường đầu tư".

"Cần khẳng định rằng nếu sửa một số điều thì rút gọn lại cho hợp lý. Còn nếu sửa tách riêng 2 luật Doanh nghiệp và Đầu tư, thì phải tiến hành đầy đủ trình tự thủ tục như lập cơ quan soạn thảo, lấy ý kiến thẩm định, đánh giá tác động... theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật", ông Hiển lưu ý. 

Ông Nguyễn Khắc Định - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật cũng góp ý, việc sửa đổi khối lượng lớn và với những điều cơ bản như vậy thì nên tách ra sửa độc lập.

Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ khẳng định chính thức sẽ sửa theo hướng nào, thì tiến hành bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lại về việc sửa đổi các luật này tại phiên họp thứ 38, vào tháng 10 tới. 

"Cấp bách thì cấp bách nhưng phải làm thận trọng, đúng quy định", ông Hiển nói. 

Anh Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98