Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỉ USD trái phiếu thời nhà Thanh

01/09/2019 10:00
01-09-2019 10:00:00+07:00

Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 tỉ USD trái phiếu thời nhà Thanh

Những trái phiếu đã hàng trăm năm tuổi dưới thời nhà Thanh (1644-1912) của Trung Quốc có thể là công cụ nặng đô kế tiếp để Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại.

* Hoạt động sản xuất của Trung Quốc thu hẹp 4 tháng liền vì thương chiến leo thang

* "Thấy kinh tế giảm cứ đổ thừa cho chiến tranh thương mại Mỹ - Trung"

* Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại

Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 <span>tỉ USD</span> trái phiếu thời nhà Thanh - Ảnh 1.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng leo thang - Ảnh: REUTERS

Theo Bloomberg, chính phủ Trump đang nghiên cứu khả năng tái kích hoạt các trái phiếu Mỹ đã mua của Trung Quốc từ trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Những trái phiếu quá hạn này nằm rải rác ở gác xép và tầng hầm của hàng ngàn người dân Mỹ, hoặc được bày bán rộng khắp trên trang mua bán eBay với giá khoảng vài trăm đôla.

Nhà nước Trung Quốc hiện nay chưa bao giờ công nhận số nợ này, mặc cho các nỗ lực đòi thanh toán suốt nhiều thập kỷ qua.

Hiện tại khối nợ được cho là sẽ trở thành công cụ của ông Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Chủ nhân của các trái phiếu quá hạn kỳ vọng Tổng thống Mỹ sẽ đấu tranh vì họ, ngay cả khi một số nhân vật trong chính phủ tố cáo những người này lừa đảo, bán đi bán lại đúng 1 tờ giấy nợ.

Bloomberg cho biết Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã gặp các trái chủ và đại diện của họ.

Mỹ níu áo đòi Bắc Kinh trả nợ 1.000 <span>tỉ USD</span> trái phiếu thời nhà Thanh - Ảnh 2.
Tờ trái phiếu được phát hành năm 1911 dưới thời nhà Thanh (1644-1912) của Trung Quốc - Ảnh: BLOOMBERG

Loại trái phiếu được nhắc tới ra đời từ năm 1911, được phát hành bởi nhiều ngân hàng tại London, Berlin, Paris, và New York. Nó thường được gọi tên là trái phiếu Đường xe lửa Hồ Bắc (Hukuang Railway bonds), dùng để gây quỹ cho dự án đường ray kéo dài từ Hán Khẩu đến Tứ Xuyên.

Jonna Bianco, chuyên gia thuộc Quỹ những người nắm giữ trái phiếu Mỹ (ABF) - đại diện cho chủ nhân của số trái phiếu quá hạn trên. Bà khẳng định Bắc Kinh đang nợ họ hơn 1.000 tỉ USD nếu tính cả lạm phát, lãi suất và các loại phí khác.

Bà Bianco đã tìm mọi cách thuyết phục chính phủ Mỹ buộc Trung Quốc phải trả nợ trong suốt 18 năm. Theo bà, Trung Quốc đã thanh toán số trái phiếu do nhà đầu tư Anh nắm giữ vào năm 1987 như một phần thỏa thuận lấy lại Hong Kong.

Nguồn thạo tin tại Bộ Tài chính Mỹ của Bloomberg cho biết họ đã nghiên cứu những trái phiếu này. Tuy nhiên, những luận điểm ABF đưa ra thực tế không khả thi về mặt pháp lý.

Bộ Tài chính Mỹ từ chối chính thức lên tiếng về vấn đề trên.

Theo Bloomberg, vấn đề quan trọng là những trái phiếu này đã hết hạn từ lâu, và hiện vẫn chưa có quy định nào buộc một chính phủ phải tiếp nhận các món nợ của các chính phủ trước sau khi xảy ra biến động chính trị. 

Dù vậy, đa số các chính phủ đều đồng ý thực hiện việc này, phần lớn là vì không muốn làm các nhà đầu tư mếch lòng và từ chối mua trái phiếu trong tương lai.

NGUYÊN HẠNH

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98