Chỉ 13% lượng nước thải đô thị được xử lý

06/10/2019 20:56
06-10-2019 20:56:25+07:00

Chỉ 13% lượng nước thải đô thị được xử lý

Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đang vận hành, tổng công suất thiết kế trên 926.000 m3/ngày đêm, nhưng tỷ lệ nước thải được thu gom, xử lý chỉ đạt khoảng 13%.

Chỉ 13% lượng nước thải đô thị được xử lý
Sông Tô Lịch vẫn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của TP.Hà Nội. Đã có nhiều dự án làm sạch, hồi sinh dòng sông này nhưng đến nay, tình hình ô nhiễm chưa được cải thiện. Ảnh Trần Cường

Cụ thể, Bộ Xây dựng dẫn thông tin thống kê của UBND TP.Hà Nội cho biết, hiện thành phố này có khoảng hơn 5.700 km cống rãnh; hơn 250 km mương, sông, kênh; hơn 40.000 ga thu; hơn 110 ga thăm các loại; 125 hồ điều hòa; 10 trạm bơm thoát nước mưa chính…

Trong khi đó, Hà Nội có 6 nhà máy xử lý nước thải đã đưa vào hoạt động, gồm: Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm), Trúc Bạch (công suất 2.300 m3/ngày đêm), Bảy Mẫu (công suất 13.300 m3/ngày đêm), Yên Sở (công suất 200.000 m3/ngày đêm), Bắc Thăng Long - Vân Trì (42.000 m3/ngày đêm), Hồ Tây (15.000 m3/ngày đêm). Tuy nhiên, các nhà máy xử lý nước thải này chỉ xử lý được 22% số lượng nước thải ra hằng ngày, còn tới 78% vẫn đang được xả thẳng ra môi trường.

TP.Hà Nội cũng cho biết, tiến độ thực hiện các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải còn kéo dài và số dự án cần thực hiện vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn nhiều khó khăn. Các công trình đầu mối, hạng mục ưu tiên đầu tư nhưng chưa được triển khai do vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước rất lớn, việc kêu gọi xã hội hóa gặp nhiều khó khăn.

Tại TP.HCM, ước tính lượng nước thải từ sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1,579 triệu m3/ngày đêm. Hiện thành phố đang vận hành 3 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung với tổng công suất 302.000 m3/ngày đêm, gồm: Bình Hưng giai đoạn 1 (công suất 141.000 m3/ ngày đêm), Bình Hưng Hòa (công suất 30.000 m3/ ngày đêm), Tham Lương - Bến Cát (công suất 131.000 m3/ngày đêm).

Nếu tính lượng nước thải được xử lý cục bộ tại khu dân cư mới, chung cư, công nghiệp, thương mại - dịch vụ (không bao gồm nước thải từ khu công nghiệp) thì tổng lượng nước thải thu gom xử lý của toàn thành phố là hơn 370.000 m3/ngày đêm (đạt tỷ lệ 21,2%).

Hiện, TP.HCM tiếp tục huy động mọi nguồn lực triển khai các dự án nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung. Dự báo, đến cuối năm 2020, nếu hoàn thành 3 nhà máy, thì 80% lượng nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố sẽ được thu gom, xử lý.

Báo cáo của Bộ Xây dựng nhận định, những dữ liệu của 2 thành phố lớn nhất cả nước nêu trên đã phần nào chỉ ra thực trạng xử lý nước thải đô thị ở nước ta.

Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), cho biết: “Tính đến nay, cả nước có 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế trên 926.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, việc đấu nối, thu gom và xử lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt ở mức thấp, khoảng 13%”.

Hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt

Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, mặc dù 60% hộ gia đình Việt Nam đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng, nhưng hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt và chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý.

Bên cạnh đó, khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải nhìn chung còn thấp.

Trong những năm tới, Việt Nam có nhu cầu vốn đầu tư rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỉ đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025.

PGS - TS Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (IESE), cho biết: “Thách thức lớn trong thoát nước đô thị là việc đấu nối xả nước thải của các hộ gia đình vào mạng lưới thoát nước thành phố. Hầu hết các dự án thoát nước nguồn vốn ODA đều không có hợp phần này. Sau dự án, việc đầu tư của chính quyền đô thị hay cộng đồng cho việc đấu nối là rất khó thực hiện được. Vì thế, việc lựa chọn sơ đồ tổ chức thoát nước, công nghệ thu gom, xử lý nước thải, mô hình tổ chức quản lý vận hành, đấu nối hộ gia đình, đảm bảo bù đắp chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước… là các vấn đề cần lưu tâm trong xử lý nước thải đô thị. Tùy điều kiện cụ thể, chúng ta có thể áp dụng mô hình khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là tính hiệu quả trong xử lý nước thải đô thị để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước”.

Cũng theo PGS - TS Nguyễn Việt Anh, việc đầu tư cũng như quản lý hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với rất nhiều thách thức từ chính sách pháp luật, nguồn vốn, công nghệ cho tới ý thức tự nguyện của người dân.

Lê Quân

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phó Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt để triển khai 25 dịch vụ công toàn trình

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu hành động quyết liệt, đồng bộ để triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hướng tới...

Đường dây 3 doanh nghiệp sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP

Đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP hoạt động bài bản bởi hệ sinh thái là 3 công ty, quảng cáo rầm rộ thông qua nhiều người nổi tiếng.

Tập đoàn HP của Mỹ muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD

Trưa 20/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Antoine Colin - Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách toàn cầu về chuyển đổi số và chuỗi cung ứng của Tập đoàn HP...

Phó Thủ tướng Thường trực: Việt Nam hội đủ các điều kiện để xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định, việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá là quyết định rất sáng suốt...

Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam muốn cùng Hoa Kỳ xây dựng quy tắc xuất xứ hài hòa

Tại phiên đàm phán trực tuyến trong khuôn khổ Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất...

Giá cước vận tải biển tăng mạnh, doanh nghiệp nên cân nhắc phương án thay thế

"Bộ Công Thương cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường logistics để đưa ra khuyến cáo phù hợp và hỗ trợ cho doanh nghiệp", ông...

Thủ tướng chỉ thị đa dạng hóa các chương trình xúc tiến thương mại với quy mô lớn, chuyên sâu

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 18/6/2025 về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy...

Bộ Công Thương nói lý do 5,500 cửa hàng đột ngột đóng cửa

Chiều 19/6, tại họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ Công Thương, ông Hoàng Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước lý giải nguyên nhân...

Truy tố Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm sau vụ chi hơn 70 tỷ hối lộ nhiều người

Theo cáo buộc, khi thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc vào một số bệnh viện, trung tâm y tế, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược Sơn Lâm Phạm Văn Cách đã đưa hối lộ...

HCT tổ chức khóa học "Thức tỉnh tư duy – Làm chủ thị trường": Trang bị tư duy, sẵn sàng trước biến động

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu liên tục biến động bởi các yếu tố địa chính trị, thương mại và giá cả hàng hóa, việc nhà đầu tư sở hữu nền tảng kiến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98