Nhờ đâu Xiaomi thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ?

30/10/2019 20:30
30-10-2019 20:30:00+07:00

Nhờ đâu Xiaomi thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ?

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, công ty công nghệ Trung Quốc Xiaomi đã thống trị thị trường điện thoại thông minh giá rẻ khổng lồ của Ấn Độ. Phóng viên Krutika Pathi của BBC đã trò chuyện với các chuyên gia công nghệ để tìm hiểu xem điều đó xảy ra như thế nào.

Mười lăm phút - đó là thời gian để điện thoại thông minh mới nhất của Xiaomi, Redmi Note 8, được bán hết khi nó được bán "giảm giá chớp nhoáng" trực tuyến vào thứ Hai tuần trước.

Tuy nhiên, đây không phải là điều bất thường đối với các sản phẩm của công ty này và là một phần quan trọng trong chiến lược của họ ở Ấn Độ.

Mala Bhargava, một nhà báo công nghệ, nói với BBC: "Bạn phải đăng ký trực tuyến trước và sau đó để theo dõi những món hàng giảm giá chớp nhoáng này – rồi chộp lấy".

Mặc dù điện thoại di động của Xiaomi cũng có sẵn tại các cửa hàng nhưng hầu hết mẫu mới đều được bán trực tuyến trước và chiếm hơn một nửa doanh số của họ.

"Cộng đồng trực tuyến mà thương hiệu này tích lũy được là đáng kinh ngạc", Jayanth Kolla, nhà sáng lập của công ty nghiên cứu viễn thông Convergence Catalyst, cho biết.

Khi Xiaomi gia nhập thị trường Ấn Độ vào năm 2015, họ không đầu tư vào các cửa hàng thực ngoài đời. Thay vào đó, họ tập trung vào việc bán trực tuyến sản phẩm. Điều này giữ cho chi phí phân phối thấp và làm cho điện thoại rẻ hơn, ông Kolla giải thích.

Ông nói thêm: "Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ cũng giúp Xiaomi có được sự ‘tôn sùng’ ở Ấn Độ, cho phép họ củng cố vị trí ‘tay chơi nghiêm túc’  trong thị trường điện thoại thông minh thay đổi nhanh chóng ở nước này".

Các công ty Trung Quốc hiện kiểm soát hơn một nửa thị trường điện thoại thông minh đang bắt đầu phát triển nhanh của Ấn Độ - với hơn 450 triệu người dùng, trị giá khoảng 8 tỷ USD.

Và Xiaomi, thương hiệu từng được gọi là "iPhone của người nghèo", đang dẫn đầu. Họ hiện sở hữu 28% thị trường Ấn Độ. Đây quả là một sự tăng vọt khi hồi năm 2016, công ty này chỉ chiếm 3% thị trường.

"Họ bắt đầu bằng cách đưa ra những chiếc điện thoại trông giống iPhone. ‘Vụ mùa’ đầu tiên của họ liên tục được so sánh với sản phẩm của Apple và thậm chí còn bị chỉ trích vì điều đó”, bà Bhargava nói.

Tuy nhiên, điện thoại của Xiaomi không chỉ trông giống iPhone. Chúng còn được tích hợp những tính năng và phần cứng khiến người Ấn Độ cảm thấy họ đang được nhiều hơn so với số tiền bỏ ra.

Chẳng hạn, dòng điện thoại Redmi hàng đầu của họ, bao gồm camera 64 megapixel nhưng giá cả phải chăng, khởi điểm ở mức 9,999 rupee (141 USD) và cao nhất 17,999 rupee (254 USD).

Người tiêu dùng Ấn Độ nhanh chóng hướng về những chiếc điện thoại lấp lánh như iPhone nhưng có giá chỉ bằng 1/3.

"Mọi người đều muốn có một chiếc iPhone, nhưng sẽ chọn một chiếc có vẻ ngoài tương tự đến khi họ có thể mua được đồ thật", ông Kolla nói và cho biết nghiên cứu của công ty ông phát hiện người tiêu dùng Ấn Độ thường nâng cấp lên "điện thoại thông minh cao cấp", có thể là Apple hoặc Samsung, ngay khi thu nhập khả dụng của họ tăng lên.

"Cách định giá giúp giải thích vì sao Xiaomi phổ biến ở Ấn Độ - người tiêu dùng đã nhận được các tính năng tốt hơn trước nhưng với giá thấp nhất”, ông Kolla nói.

Một lý do khác cho sự trỗi dậy của Xiaomi, cũng như các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khác, là sự sụp đổ từ từ của các thương hiệu di động Ấn Độ do thiếu khả năng 4G.

"Đã có lúc các thương hiệu Ấn Độ như Micromax dẫn đầu thị trường, nhưng mọi thứ đã thay đổi vào khoảng năm 2016 và 2017 khi 4G được giới thiệu ở Ấn Độ”, Neil Shah, nhà phân tích công nghệ tại Counterpoint Research, cho biết.

Trước thời điểm 4G đến Ấn Độ, các công ty Trung Quốc đã tìm cách trang bị thành công điện thoại giá rẻ bằng công nghệ 4G và bán chúng ở quê nhà.

"Điều này giúp họ dễ dàng chuyển đổi điện thoại di động từ 3G sang 4G chỉ sau một đêm ở Ấn Độ. Đó là điều cuối cùng đã giết chết các thương hiệu Ấn Độ", ông Shah nói.

Tuy vậy, sự cạnh tranh để có chỗ đứng ở thị trường Ấn Độ vẫn rất khốc liệt và không có công ty nào thống trị nơi này quá lâu.

Thị phần của Xiaomi đã không tăng (so với mức 28% họ đang có được) kể từ năm ngoái, báo hiệu sẽ có ít thay đổi sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung đứng sát ngay sau ở mức 25%; và các thương hiệu mới hơn của Trung Quốc như Realme cũng đang trở nên phổ biến hơn đối với người dùng Ấn Độ.

Điều này có thể giải thích tại sao Xiaomi đặt chân vào thị trường điện thoại thông minh cao cấp vào đầu năm nay, với một loạt điện thoại mới được gọi là dòng K-20.

"Một vài năm trước, thị trường cao cấp chiếm khoảng 3-4% thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ. Con số này giờ đã tăng lên", giám đốc phụ trách khu vực Ấn Độ của Xiaomi, Manu Jain, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Hindu hồi tháng 7.

Ông nói thêm công ty ông đã đặt mục tiêu vượt ra ngoài thị trường điện thoại thông minh giá phải chăng.

Tuy nhiên, giá của Xiaomi, dao động từ 20,000-30,000 rupee (282-423 USD), đã không đưa họ vào nhóm điện thoại thông minh như iPhone hoặc Galaxy, vốn được bán với giá cao hơn đáng kể.

"Điều đó không quan trọng”, ông Shah nói.

Theo ông Kolla, công ty Trung Quốc này cần "tiếp tục đẩy những giới hạn của họ" nếu muốn ngồi cạnh Apple và Samsung.

"Nếu không đổi mới và mang lại sản phẩm mới, họ sẽ bị kẹt trong nhóm điện thoại giá rẻ hơn trong một thời gian”.

Nhã Thanh (Theo BBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98