Nợ công năm 2019 khoảng 3,48 triệu tỷ đồng

21/10/2019 17:07
21-10-2019 17:07:03+07:00

Nợ công năm 2019 khoảng 3,48 triệu tỷ đồng

Bộ trưởng Tài chính cho biết thu ngân sách tăng cao, trong khi bội chi ở mức hợp lý nên quy mô nợ công năm nay tương ứng 3,48 triệu tỷ đồng.

Chiều 21/10, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa uỷ quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách năm 2019, dự toán và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Theo ông Dũng, thu ngân sách 9 tháng đạt 77,5% dự toán, mức cao nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2018. "Ước thực hiện thu cả năm 2019 vượt 3,3%, khoảng 46.000 tỷ đồng so với dự toán. Thu ngân sách trung ương là năm thứ 2 liên tiếp vượt dự toán", ông Dũng nêu. 

Trong khi đó, chi ngân sách hết tháng 9 đạt 63,1% dự toán. Ước cả năm, chi thường xuyên, chi trả nợ cơ bản đạt dự toán. 

Về cân đối ngân sách, theo Bộ trưởng Tài chính, bội chi ngân sách 2019 khoảng 3,4% GDP. Nợ công là 56,1% GDP, nợ Chính phủ 49,2% GDP và nợ nước ngoài quốc gia 48,5%. Như vậy, với quy mô GDP 2019 khoảng 6,2 triệu tỷ đồng (266,5 tỷ USD) thì quy mô nợ công tương ứng 3,48 triệu tỷ đồng. 

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, thu ngân sách 2019 vượt dự toán nhưng "chưa chắc chắn". Phân tích thêm, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho hay, năm 2019 thu nội địa chỉ tăng 1,9% so với dự toán, số thu ngân sách thực chất từ nội lực nền kinh tế tăng thấp. Chưa kể, nhiều địa phương thu không đạt dự toán Chính phủ, Hội đồng nhân dân giao. Hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội, TP HCM có tiến độ thu ngân sách chậm. 

Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách chỉ đạt 20,2% GDP chưa đạt yêu cầu Quốc hội đề ra là 21%.

"Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chống lãng phí... nhưng những tồn tại trong chi thường xuyên vẫn chưa được khắc phục triệt để", Uỷ ban Tài chính ngân sách nhận xét.

Theo ông Hải, vẫn còn nhiều địa phương chưa cân đối được ngân sách, nhất là nơi có số thu ngân sách khó khăn, nguồn thu thấp nhưng chi thường xuyên vẫn rất cao. "Vẫn có tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định của pháp luật; nhiều lễ hội, hội nghị, kỷ niệm ngày thành lập, tái thành lập, các lễ khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách, chưa thực sự tiết kiệm", cơ quan thẩm tra đánh giá và yêu cầu Chính phủ có giải pháp sát sườn hơn để khắc phục tồn tại này.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, bội chi năm 2020 dự kiến là 234.800 tỷ đồng, khoảng 3,44% GDP. Xét về tỷ lệ bội chi ngân sách 2020 ngang bằng năm 2019, nhưng về số tuyệt đối lại tăng khoảng 12.800 tỷ.

Nhất trí với đề nghị của Chính phủ giữ mức thâm hụt ngân sách ở mức 3,44% GDP, song Uỷ ban Tài chính - ngân sách đề nghị Chính phủ cân nhắc dự toán bội chi ngân sách địa phương ở mức 0,24% GDP sau khi đã tính đến yêu cầu của các địa phương, để dành dư địa cho ngân sách trung ương.

Uỷ ban Tài chính cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ Quốc hội tại kỳ họp này tất cả các khoản nợ của ngân sách, gồm nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ vốn ứng trước, nợ nguồn thanh toán của ngân sách... Cơ quan lưu ý Chính phủ về rủi ro thanh khoản, kỳ hạn trái phiếu, lãi suất huy động và vấn đề đảo nợ... để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Anh Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tuần làm việc cuối của Kỳ họp 9, Quốc hội bàn công tác nhân sự

Tuần làm việc cuối của Kỳ họp 9, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua 22 luật, 21 nghị quyết, đồng thời xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương bố trí trụ sở, thiết bị cho chính quyền hai cấp

Trước thềm vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 01/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành công điện yêu cầu khẩn trương hoàn thiện trụ sở, thiết...

OECD khẳng định ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng cao

Tổng thư ký OECD đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình nghị quyết gỡ các 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: GDP quý 2 có thể đạt 7.6%

Báo cáo Quốc hội trước khi trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết tình hình kinh tế xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Khả năng GDP...

Chủ tịch Quốc hội: Khung pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế cần có đột phá

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc phát triển khung pháp lý cho hoạt động trung tâm tài chính quốc tế cần có tính đột phá so với quy định pháp luật hiện...

Thủ tướng chỉ đạo nhập khẩu chọn lọc nguyên liệu đầu vào để cân bằng thương mại

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ nhập khẩu có chọn lọc đối với nguyên liệu đầu vào, linh kiện, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, góp phần...

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tăng trưởng bám sát kịch bản đề ra

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, xu hướng phát triển kinh tế-xã hội là tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nếu không có yếu...

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP.HCM hướng tới 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Sáng 18/06, tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban...

TP.HCM mới kiến nghị nhiều nội dung với Tổng Bí thư và Đoàn công tác Trung ương

Trong cuộc làm việc với Tổng Bí thư và đoàn công tác Trung ương, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thay mặt ba tỉnh thành kiến nghị các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98