Tại sao TP.HCM chưa thành trung tâm tài chính?

18/10/2019 13:29
18-10-2019 13:29:07+07:00

Tại sao TP.HCM chưa thành trung tâm tài chính?

Tỉ trọng vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP của TP.HCM chỉ 52%, còn Singapore là 243%, Kula Lumpur 143%, Bangkok 120%, Manila 92%…Trong khi đó, tỉ lệ ngân sách thành phố được giữ lại từ 26% giai đoạn 2007-2010 xuống 18% (2017-2020).

Tại sao TP.HCM chưa thành trung tâm tài chính? - Ảnh 1.
Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp tại diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019, tổ chức ngày 18-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đề án phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đang được kỳ vọng giúp thành phố chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, bứt phá trong thời gian tới.

Với chủ đề “Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế", diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019 diễn ra ngày 18-10 đã thu hút gần 800 đại biểu, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, ngay từ năm 2002 nhằm bắt kịp với xu thế thời đại, thành phố đã có khát vọng biến mình trở thành Trung tâm tài chính của khu vực và từng bước hội nhập toàn cầu.

Do đó, ngay từ năm 2001, thị trường tài chính đã được xác định là một trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố và từ năm 1998, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã được thành lập tại thành phố, dù biết rõ việc trở thành Trung tâm tài chính" là một quá trình phức tạp, khó khăn do thành phố có điểm xuất phát thấp", ông Phong nói.

Trong số 400.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, có hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời, bình quân cứ 5 năm dân số thành phố tăng thêm 1 triệu người, trong khi mật độ đường giao thông, nhà ở không theo kịp.

Không những thế, tỉ lệ ngân sách thành phố được giữ lại giảm từ mức 26% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 18% giai đoạn 2017-2020.

Tại sao TP.HCM chưa thành trung tâm tài chính? - Ảnh 2.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019, tổ chức ngày 18-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thách thức của vùng kinh tế động lực TP.HCM tỉ lệ ngân sách được giữ lại ngày càng giảm làm giảm động lực phát triển của địa phương và thực tế cho thấy vai trò và vị thế của các đô thị lớn như TP.HCM ngày càng giảm.

Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính còn chậm, quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ so với các đô thị trong khu vực, tỉ trọng vốn hóa của thị trường chứng khoán trên GDP của thành phố còn thấp, mới đạt 52%, trong khi tại Singapore là 243%, tại Kula Lumpur là 143%, tại Bangkok là 120% và tại Manila là 92%…

"Điều này làm cho tình trạng khan hiếm nguồn lực phát triển vốn đã khó khăn càng trở nên trầm trọng, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, cơ sở hạ tầng quá tải và xuống cấp, môi trường sống trở nên ô nhiễm và thiếu an toàn. Những yếu tố này cùng nhau làm giảm sức hấp dẫn của TP.HCM, tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế", ông Phong thừa nhận.

Tuy nhiên, theo ông Phong, những hạn chế đó không làm thành phố chùn bước mà càng thôi thúc thành phố mơ ước và khát vọng cao hơn, đó là khát vọng mãnh liệt để thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn.

Tại sao TP.HCM chưa thành trung tâm tài chính? - Ảnh 3.
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright VN), nêu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019, tổ chức ngày 18-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi đó, dưới góc nhìn của tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (Đại học Fulbright) - một thực tế không thể phủ nhận là tỉ lệ ngân sách mà TP.HCM được giữ lại ngày càng giảm, từ đó làm giảm động lực phát triển của địa phương, dẫn đến thực trạng vai trò và vị thế của các đô thị lớn như TP.HCM ngày càng giảm.

Trong khi đó, vị thế của TP.HCM trong chiến lược tổng thể phát triển hệ thống tài chính nói chung và thị trường tài chính nói riêng của Việt Nam khó tách rời.

Với đặc trưng của hệ thống tài chính Việt Nam là các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, còn các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn hoặc vẫn chưa cổ phần hóa, hoặc đã cổ phần hóa nhưng với tỉ lệ thấp.

Các chính sách thuế và phí (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí giao dịch tài chính…) đều ở tầm quốc gia, nhưng nhiều chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh ở tầm quốc gia chưa thực sự tạo điều kiện cho sự phát triển năng động của thị trường tài chính.

Đặc biệt, đồng tiền Việt Nam chưa có khả năng chuyển đổi và tài khoản vốn chưa được tự do hóa.

Để việc định hướng phát triển dịch vụ tài chính và dịch vụ kinh doanh cho trung tâm tài chính của thành phố phục vụ vùng Nam bộ và quốc gia, từ đó tiến ra khu vực và thế giới, ông Tự Anh khuyến nghị thành phố cần một cách tiếp cận khác, theo cách "nương theo biến động và xu thế của khu vực và thế giới, không theo lối mòn truyền thống"

Nếu cần, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh gợi ý, có thể tính đến tìm kiếm một số "thị trường ngách" để tạo sự khác biệt và đột biến, cũng như cần giải pháp tổng thể, kết hợp chính sách trung ương và nỗ lực địa phương đồng lòng thực hiện.

TRẦN VŨ NGHI - TRẦN MẠNH

Tuổi trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98