Tự chủ bệnh viện công: Chất lượng tốt hơn nhưng lạm thu của người bệnh

03/10/2019 10:50
03-10-2019 10:50:19+07:00

Tự chủ bệnh viện công: Chất lượng tốt hơn nhưng lạm thu của người bệnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc điều trần việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Tự chủ bệnh viện công: Chất lượng tốt hơn nhưng lạm thu của người bệnh - Ảnh 1.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - Ảnh: LÊ KIÊN

Sáng nay 3-10, phiên giải trình "việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập" đã được Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức.

Ngân sách giảm chi cả ngàn tỉ đồng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đến nay 100% số bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã được giao quyền tự chủ. Tính đến năm 2018, cả nước có 215 bệnh viện đã tự đảm bảo chi thường xuyên, 3 bệnh viện đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, chủ yếu là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có điều kiện xã hội hóa như tim mạch, sản nhi, mắt, tai mũi họng, da liễu…

Đối với các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018 đã có 26/45 bệnh viện tự chủ chi thường xuyên. Để thực hiện tự chủ, nhiều bệnh viện đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh.

"Nhiều bệnh viện đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, giảm diện tích hành chính dành cho điều trị, thống kê cho thấy đã tăng được hàng chục ngàn giường bệnh, phần lớn các bệnh viện đã không để người bệnh phải nằm ghép. Các bệnh viện tự chủ cũng tiết kiệm chi tiêu, tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ, bác sĩ, nhân viên" - Bộ trưởng Tiến nói.

Cái được lớn nhất sau khi thực hiện chủ trương tự chủ bệnh viện công lập, theo Bộ trưởng Kim Tiến, là các bệnh viện đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh rõ rệt. Cơ chế tự chủ đã giúp họ chủ động thuê các chuyên gia, bác sĩ nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Nga…

"Khảo sát cho thấy mức độ hài lòng người bệnh nội trú hơn là 80% đối với các bệnh viện tự chủ, đây là con số vượt cả mong đợi" - bà nói.

Quá trình tự chủ cũng giúp giảm được ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện. Việc thực hiện cơ chế tự chủ, điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình đưa tiền lương vào giá dịch vụ đã góp phần tăng mức độ tự chủ về tài chính, giảm ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho các bệnh viện. Năm 2018 so với năm 2015 đã giảm được khoảng gần 9.500 tỉ đồng.

Tự chủ bệnh viện công: Chất lượng tốt hơn nhưng lạm thu của người bệnh - Ảnh 2.
Đại biểu, GS.TS Nguyễn Anh Trí - Ảnh: LÊ KIÊN

"Giao tự chủ nhưng không cho tự chủ"

Trình bày về những tồn tại, bất cập, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết do thời gian thực hiện chủ trương tự chủ chưa dài, ngoài những kết quả bước đầu thì cần hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả.

"Chưa làm rõ và giao cụ thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu để hạn chế việc chạy theo, ưu tiên các hoạt động để tăng nguồn thu. Có tình trạng lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật cao không cần thiết, ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả để tăng thu, làm cho người bệnh phải chi phí nhiều hơn" - Bộ trưởng đề cập.

Một vấn đề đáng lưu ý nữa là sự chênh lệch thu nhập do chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là người có trình độ cao về làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế vùng khó khăn; đang có tình trạng chuyển dịch lao động từ vùng sâu, vùng xa đến các trung tâm, từ khu vực bệnh viện công sang bệnh viện tư.

Đại biểu, GS.TS Nguyễn Anh Trí đặt vấn đề: Hiện nay giá dịch vụ y tế chưa thống nhất giữa các đơn vị, tỉnh thành, các bệnh viện, dẫn đến tình trạng nơi thì chưa được thu đủ, nhưng nơi thì thu thêm. Có nơi giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì, được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ, đặc biệt là tự chủ về công tác cán bộ, về tài chính.

"Vậy ai có trách nhiệm tháo gỡ cái này và bao giờ thì tháo gỡ xong? Làm sao chống được tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công?" - ông Trí chất vấn.

Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hiện nay có hai loại ý kiến. Có ý kiến đại biểu nói rằng cần phải quản chặt hơn, tránh tư nhân hóa bệnh viện công, nhưng cũng có ý kiến nói rằng quản chặt quá thì bệnh viện công "thở" thế nào?

"Ví dụ về vấn đề biên chế, hiện nay có tình trạng nhà nước quản về biên chế nên các bệnh viện khi muốn ký hợp đồng tuyển dụng người lao động cũng rất khó. Khi tự chủ, bệnh viện mở thêm dịch vụ, mở thêm phòng bệnh thì cần nhiều nhân lực hơn, nhưng vì đụng đến biên chế nên rất khó" - bà nói.

Bộ trưởng cho rằng nút thắt này cần được tháo gỡ, quyền tự chủ của bệnh viện về nhân lực phải kèm theo cơ chế giá dịch vụ hợp lý. Khi giá được tính đúng, tính đủ, đồng thời với trao quyền về tổ chức, về nhân sự thì các bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện quyền tự chủ.

Tự chủ bệnh viện công: Chất lượng tốt hơn nhưng lạm thu của người bệnh - Ảnh 3.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Ảnh: LÊ KIÊN

Vì sao lạm dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cao ?

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị bộ trưởng làm rõ nguyên nhân của tình trạng một số bệnh viện tự chủ lạm dụng chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ, kỹ thuật cao để "móc túi" bệnh nhân?

Bộ trưởng Kim Tiến cho rằng cơ chế thị trường có hai mặt, trước hết là nó buộc các đơn vị tự chủ phải đầu tư từ trang thiết bị, giường bệnh, trả lương cao cho bác sĩ giỏi, nâng cao chất lượng các dịch vụ để thu hút người bệnh.

"Vì mục đích tăng thu nên có xảy ra tình trạng lạm thu như chỉ định sử dụng thuốc, kỹ thuật ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả, kéo dài thời gian nội trú…" - Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận.

Để chấn chỉnh tình trạng này, bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các bệnh viện, đồng thời với hoàn thiện các tiêu chuẩn, danh mục trong khám chữa bệnh.

Không ngăn trở bệnh viện tuyển người?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết: liên quan đến bộ máy, con người thì chúng tôi ủng hộ tháo gỡ vướng mắc. Các bệnh viện phải xác định vị trí việc làm, khung trình độ năng lực của từng vị trí ra sao, bây giờ chúng tôi đã phân cấp đến các tỉnh, thành phê duyệt. Khi đã có mô tả vị trí việc làm thì các bệnh viện tự chủ tuyển dụng.

Xây dựng vị trí việc làm là quyền của bệnh viện, sau khi được phê duyệt thì các bệnh viện tuyển dụng thôi chứ không có gì ngăn trở. Nhưng ở đây có vấn đề là thu nhập, khi thu nhập của người được tuyển dụng vào thấp quá thì họ sẽ chuyển dịch sang khu vực tư nhân, tới đây chúng ta sửa đổi luật về viên chức thì phải tính đến vấn đề này.

LÊ KIÊN

Tuổi trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về giá, phí truyền tải

Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử...

Bắc Ninh: Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực đất đai

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh cũng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Huyện ủy Gia Bình nhiệm kỳ 2005-2010; khiển trách Ban Thường vụ Huyện ủy Gia...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà

UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà và loạt cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Gia...

Đơn hàng xuất khẩu gia tăng giúp cho sản xuất của nhiều doanh nghiệp hồi phục tích cực

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc và đạt...

Bộ Công thương dự báo giá tiêu dùng có thể tăng sau ngày 1-7

Theo Bộ Công thương, trong tháng 4 giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và giá một số nguyên vật liệu tăng, giảm đan xen do ảnh hưởng của giá thế...

Đang điều tra Công ty Cây xanh Công Minh: Trúng thầu 'vô địch' 172/209 gói thầu

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh đã tham gia 228 gói thầu tại khắp các tỉnh thành với tỷ lệ trúng thầu cao. Loại trừ các gói thầu chưa có kết quả, bị hủy, tỉ lệ...

Dự án đường dây 500kV mạch 3 đang gặp khó về thiết bị vật tư

Liên quan đến công tác thiết bị vật tư nhập khẩu cho dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Bộ Công Thương đã có công...

Thiếu máy bay nghiêm trọng: Chỉ còn 170 chiếc, giá thuê quá 'chát'

Lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam hiện đạt tổng cộng 199 chiếc, giảm 32 tàu bay so với năm ngoái. Tuy nhiên, số máy bay đang khai thác thực tế chỉ ở...

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98