Bị 'siết' chặt nhưng sắt thép từ Trung Quốc vẫn nhập 'khủng'

24/11/2019 09:21
24-11-2019 09:21:55+07:00

Bị 'siết' chặt nhưng sắt thép từ Trung Quốc vẫn nhập 'khủng'

Hơn 12,24 triệu tấn sắt thép trị giá hơn 8,1 tỉ USD tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam trong bối cảnh hàng loạt các chính sách phòng vệ thương mại được dựng lên nhằm ngăn chặn nguy cơ lẩn tránh thuế của các nước, đặc biệt từ Trung Quốc.

Chỉ tính riêng trong tháng 10-2019, ngành thép Việt Nam đã bị nhiều nước liên tiếp kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Trần Vũ Nghi

Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tính đến cuối tháng 10-2019, đã có hơn 12,24 triệu tấn sắt thép các loại được nhập khẩu vào Việt Nam với kim ngạch nhập hơn 8,1 tỉ USD; trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 2,95 tỉ USD, tương ứng khoảng 4,64 triệu tấn.

Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn cung sắt thép nhập khẩu của Việt Nam trong 3 năm gần đây, với số lượng lẫn giá trị nhập khẩu tăng đều qua từng năm ở tỉ lệ trên hai con số.

Việc nhập khẩu sắt thép các loại tiếp tục có xu hướng tăng vọt, bất chấp nhiều quyết định liên quan đến chính sách phòng vệ thương mại được Bộ Công thương đưa ra trong thời gian qua vẫn không ngăn được lượng sắt thép nhập khẩu có chiều hướng tăng dần đều, đặc biệt từ Trung Quốc.

Đơn cử trong tháng 10-2019, không chỉ gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan, Bộ Công thương đã ra quyết định chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim, không hợp kim cán phẳng của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đồng thời điều tra chống bán giá riêng đối với loại thép cán nguội (dạng cuộn, hoặc tấm) nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi một loạt các quốc gia khác cũng đã tiến hành các biện pháp phòng vệ thương mại tương tự.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thép VN (VSA), ngành thép Việt Nam đã trở thành "tâm điểm" kiện phòng vệ thương mại của nhiều nước, đặc biệt sau khi nổ ra thương chiến Mỹ - Trung, khi khả năng lẩn tránh thuế hòng chuyển tải bất hợp pháp một loạt các sản phẩm thép của Trung Quốc "đi vòng" qua các nước ngày càng tăng mạnh.

Dù đã đưa ra nhiều chính sách quản lý cũng như bổ sung nhiều quy định kiểm tra xuất xứ nguồn gốc (C/O) chặt chẽ, nhưng việc kiểm soát được nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là "nằm im", hay tiếp tục được các doanh nghiệp tiếp tay "sơ chế" gia công trá hình rồi xuất tiếp đi các nước. Hiện vẫn còn rất nhiều thách thức trong công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống gian lận thương mại.

Trần Vũ Nghi

Tuổi Trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số...

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98