Doanh nghiệp thương mại điện tử Đông Nam Á ăn nên làm ra nhờ Ngày độc thân!

12/11/2019 20:30
12-11-2019 20:30:00+07:00

Doanh nghiệp thương mại điện tử Đông Nam Á ăn nên làm ra nhờ Ngày độc thân!

Lazada, một tên tuổi lớn trong ngành thương mại điện tử Đông Nam Á, cho biết nhận được số đơn đặt hàng kỷ lục: 3 triệu đơn, trong vòng 60 phút đầu tiên của sự kiện mua sắm “khủng” kéo dài 24 giờ có tên “Ngày độc thân”, hay 11.11.

Lazada hiện hoạt động tại 6 thị trường ở khu vực Đông Nam Á: Singapore, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan.

Trong khi đó, công ty mẹ Alibaba báo cáo tổng khối lượng hàng hóa (GMV) - một chỉ số công nghiệp chính đo lường tổng giá trị hàng hóa được bán trực tuyến, tính bằng USD - đạt 176.61 tỷ nhân dân tệ (25.23 tỉ USD) trong 11 giờ đầu tiên. Lazada không tiết lộ GMV riêng của họ.

Công ty thương mại điện tử thuộc sở hữu của Sea Group, Shopee, cho biết khối lượng đặt hàng của họ trong giờ đầu tiên tăng gấp ba lần so với năm ngoái. Một đại diện cho biết công ty không thể tiết lộ tổng số đơn đặt hàng mà họ nhận được trong khung thời gian đó vì sự kiện này vẫn đang tiếp diễn.

Sự kiện mua sắm này bắt đầu ở Trung Quốc một thập niên trước và từ đó được các nhà bán lẻ ở Đông Nam Á áp dụng.

Nền kinh tế internet của Đông Nam Á

Thương mại điện tử, cùng với dịch vụ gọi xe, được cho là động lực chính của nền kinh tế internet Đông Nam Á. Theo một báo cáo công nghiệp phổ biến, hai lĩnh vực này được dự đoán sẽ đạt 300 tỉ USD vào năm 2025.

Báo cáo từ Forrester Research cho biết bán lẻ trực tuyến trong khu vực này sẽ tăng từ 19 tỉ USD năm 2018 lên 53 tỉ USD vào năm 2023, chiếm 6.5% tổng doanh số bán lẻ. Hầu hết doanh số bán lẻ trực tuyến đều sẽ đến từ điện thoại di động.

Nó chắc chắn đang tăng trưởng nhanh và chúng ta cũng thấy các ‘nơi họp chợ’ (marketplace) nổi trội hơn hẳn”, Xiaofeng Wang, một nhà phân tích cao cấp của Forrester Research, nói với CNBC qua điện thoại.

“Nơi họp chợ” đề cập đến một loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó một công ty xây dựng một nền tảng – hay còn gọi là “nơi họp chợ” - nơi mà người mua và người bán thuộc bên thứ ba thực hiện các giao dịch, không giống như các nhà bán lẻ trực tuyến chủ yếu bán sản phẩm của chính họ ngay trên trang web của họ.

Chúng ta cũng thấy hiện tượng hợp nhất các ‘nơi họp chợ’. Rất nhiều ‘nơi họp chợ’nhỏ hơn đã biến mất hoặc bị sáp nhập. Giờ đây, chúng ta thực sự chỉ còn lại những ‘tay chơi’ hàng đầu và một vài ‘tay chơi’ thuộc các lĩnh vực ‘ngách’ nhỏ hơn”, Wang nói.

Giúp thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trong khu vực là các công ty như Lazada, Shopee, cùng với Tokopedia và Bukalapak của Indonesia.

Các chuyên gia cho biết khu vực này sinh lợi cho những công ty internet vì tỷ lệ người có điện thoại thông minh cao, kết nối internet được cải thiện và dân số ngày càng tăng. Trong ngành bán lẻ, hầu hết việc mua sắm ngày nay vẫn được thực hiện ngoài đời thực, khiến các công ty thương mại điện tử vẫn còn nhiều cơ hội kiếm được khách hàng mới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Đồng thời, các nhà bán lẻ ngoài đời thực cũng đang kỹ thuật số hóa và áp dụng công nghệ mới.

Về cơ bản, thương mại điện tử và bán lẻ mới đang diễn ra cùng một lúc tại Đông Nam Á”, Wang nói, đồng thời đề cập đến khái niệm pha trộn các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến, được tiên phong bởi Alibaba.

Triển vọng lạc quan

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC trước Ngày độc thân, Pierre Poignant, CEO của Lazada Group, nói trọng tâm của công ty vào lúc này là phát triển cơ sở khách hàng.

Công ty cho biết tính đến ngày 31/08, họ có hơn 50 triệu người dùng vẫn còn tương tác hàng năm trong 6 thị trường của họ.

Có một số yếu tố đang làm tăng tốc quá trình số hóa nền kinh tế - như sự tăng trưởng của khu vực, môi trường vĩ mô. Thói quen của người tiêu dùng đang thay đổi, mức đầu tư cao trong khu vực, tất cả những điều này kết hợp với nhau dẫn đến tăng trưởng nhanh”, Poignant cho biết, đồng thời nói thêm “Vì điều này, chúng tôi rất tự tin về tương lai”.

Junjie Zhou, giám đốc thương mại tại Shopee, đã chia sẻ một mức độ lạc quan tương tự đối với thị trường thương mại điện tử của khu vực này.

Thị trường này vẫn đang ở giai đoạn phát triển nhanh. Nếu bạn nhìn vào (phần) bán lẻ trực tuyến của không gian bán lẻ tổng thể, thì nó vẫn là một tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng đồng thời, nó đang tăng nhanh hơn nhiều so với bán lẻ truyền thống ngoài đời thực” , Zhou nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn trước Ngày độc thân.

Hiện tại, ít nhất là trong tương lai gần, ưu tiên của Shopee là phát triển với quy mô lớn hơn nhiều và chiếm được nhiều thị phần hơn, cũng như củng cố vị trí dẫn đầu của chúng tôi trong không gian thương mại điện tử này”, Zhou giải thích.

Nổi bật trong cuộc cạnh tranh

Đối với Lazada và Shopee, ưu tiên hàng đầu là kiếm được nhiều khách hàng hơn khi họ kết nối internet lần đầu tiên, có thể là qua điện thoại thông minh.

Cả hai công ty đều có các ứng dụng di động được thiết kế với các tính năng tương tác và trò chơi tập thể để giữ chân người dùng trên nền tảng này lâu hơn và gắn kết hơn. Chẳng hạn, Lazada có một tính năng trong đó người dùng có thể tập hợp sự giúp đỡ của bạn bè để làm giảm giá một món đồ. Khi đủ người tham gia, họ có thể mua mặt hàng đó với mức giá rẻ hơn. Trong khi đó, Shopee giới thiệu tính năng dựa trên thực tế gia tăng (AR), trong đó người dùng có thể “bắt lấy” các món hàng trên màn hình để giành được những đồng xu và giải thưởng.

Wang giải thích ý tưởng này lần đầu tiên được khởi xướng bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc Pinduoduo nhằm có được người dùng mới. “Họ đã khởi xướng  thương mại tập thể, chia sẻ cho nhiều người. Sau đó, về cơ bản, tất cả công ty hiện thời như Taobao, T-Mall, và mọi công ty khác đều áp dụng chiến thuật này. Nó rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới”, Wang nói.

Zhou cho biết trung bình, người dùng dành nhiều thời gian hơn cho ứng dụng của công ty ông, so với với các ứng dụng mua sắm khác.

Họ có thể đang duyệt qua, hay tìm kiếm một số thứ nào đó, nhưng cũng có thể đang chơi một số game và tính năng tương tác khác mà chúng tôi có”, ông nói.

Khi được hỏi điều gì khiến Shopee nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, Zhou cho biết công ty ông có lợi thế trong việc hiểu biết mang tính địa phương đối với mỗi thị trường.

Đồng thời, chúng tôi vẫn là một người chơi trong khu vực. Vì vậy, so với một số ‘tay chơi’ địa phương thuần túy khác, tôi nghĩ chúng tôi có nhiều tài nguyên hơn về mặt tài chính cũng như công nghệ sản phẩm”, Zhou nói.

Poignant cho biết công ty của ông có lợi thế là được sự hỗ trợ từ Alibaba: Từ việc xây dựng mạng lưới hậu cần bằng cách tích hợp với doanh nghiệp Cainiao khổng lồ của Alibaba đến việc xem xét các lựa chọn thanh toán kỹ thuật số có thể được Ant Financial hỗ trợ.

Phía sau nó là nền tảng công nghệ mà chúng tôi có. Chúng tôi đã chấp nhận nó từ tập đoàn Alibaba, đó là sự khác biệt lớn”, Poignant nói.

Quan trọng nhất là những “tay chơi” thương mại điện tử được hỗ trợ bởi các công ty lớn sẽ phát triển mạnh trong khu vực khi sự cạnh tranh nóng lên với việc các công ty đang cố gắng vượt qua nhau để giành thị phần, Wang nói.

Cuối cùng, những ‘tay chơi’ có túi tiền sâu hơn sẽ ở lại”, bà nói thêm.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thực phẩm chức năng "công nghệ xô chậu" lại quảng cáo... "chữa bách bệnh"

Thời gian tới, Sở An toàn Thực phẩm TP HCM sẽ tăng cường kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn.

Shopee, Lazada, TikTok kiếm nghìn tỷ tại Việt Nam nhờ phục vụ chị em

Tổng doanh thu bán lẻ 5 sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop Quý 1/2024 đạt hơn 71.000 tỷ đồng, trong đó phần không nhỏ tới từ các món...

Vé máy bay dịp lễ 30-4, 1-5 đang cạn nhanh

Các chuyến bay từ Hà Nội, TP HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30-4, 1-5 đã bán từ 75-100% số vé, tính chất di chuyển "lệch đầu" thể hiện rõ nét

Giám đốc Nhã Nam: Không chỉ là lời xin lỗi “nhã nhặn”!

Sau 9 năm gắn bó, ngày 16/4, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thông báo dừng hợp tác với Nhà xuất bản Nhã Nam. Qua 2 ngày giữ im lặng trước cơn bão dư luận, rạng sáng 18/4...

Giá vé bay cao ngất ngưởng, người dân chọn du lịch bằng xe cá nhân

Vé máy bay giá cao chót vót, một số chặng ngắn của ngành đường sắt “khan vé” đã khiến nhiều người dân lựa chọn đi du lịch bằng xe cá nhân nhằm tiết giảm chi phí.

Đường bay nào đang 'sốt' vé dịp nghỉ 30/4-1/5?

Các chặng bay xuất phát từ Hà Nội và TPHCM đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, tỷ lệ...

Phim có doanh thu cao trong nền điện ảnh còn… thấp!

Năm ngoái, với việc vượt mốc doanh thu hơn 200 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 tuần phát hành, “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” đã giúp Lý Hải xác lập và giữ vững kỷ lục thực...

Giá vé máy bay cao điểm: Thái Lan rẻ gây sốc, Việt Nam vẫn 'trên trời'

Việc Thái Lan giảm giá vé máy bay ngay trước lễ hội Songkran (tết té nước) chứng tỏ quyết sách táo bạo ít quốc gia nào theo kịp. Trong khi tại Việt Nam, mùa cao...

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thủ tướng chốt nghỉ 5 ngày

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ...

TPHCM: Phạt nguội hơn 29,000 trường hợp trong quý 1/2024

Đại diện Công an TPHCM cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông TP đã gửi 29,200 thông báo vi phạm cho chủ phương tiện. Đến thời điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98