Làm muộn, nghỉ trưa ít liên quan gì năng suất!

02/11/2019 13:00
02-11-2019 13:00:48+07:00

Làm muộn, nghỉ trưa ít liên quan gì năng suất!

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, đề xuất thống nhất chung giờ làm việc trên cả nước không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 giờ là không khả thi và khó nâng năng suất lao động.

* Bộ trưởng Nội vụ nói gì về đề nghị đổi giờ làm lên 8 giờ 30?

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vào chiều 1-11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm việc theo hướng không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 giờ, ngành giáo dục điều chỉnh giờ học đồng bộ với đổi giờ làm việc.

Tùy địa phương quyết định

Ông Nguyễn Văn Cảnh dẫn chứng ở nhiều nước tiên tiến, thời gian bắt đầu giờ học, giờ làm việc thông thường là từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ, nghỉ trưa một giờ. Các nước áp dụng mốc giờ này đồng bộ giữa cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng chọn thời gian làm việc như vậy.

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp, ĐB Phan Việt Cường (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) nhìn nhận đề xuất thay đổi giờ làm việc là ý kiến cần tham khảo nhưng rất khó thống nhất. Nếu QH, Chính phủ có quy định thì phân cấp cho các địa phương quyết định, không nhất thiết thống nhất giờ làm việc trên cả nước. Đối với ý kiến thay đổi giờ làm việc sẽ tăng năng suất lao động, ông Cường cho rằng năng suất lao động tùy thuộc vào chất lượng làm việc của mỗi người. Cần có nghiên cứu khoa học để đánh giá chứ không thể nói đổi giờ làm thì chất lượng lao động sẽ tăng.

Làm muộn, nghỉ trưa ít liên quan gì năng suất! - Ảnh 1.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh đề xuất giờ làm việc không sớm hơn 8 giờ sáng, nghỉ trưa 1 giờ

ĐB Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH) đánh giá việc quy định về thời gian bắt đầu làm việc ở trung ương là do Thủ tướng Chính phủ quy định, còn ở địa phương do chủ tịch UBND tỉnh quy định, căn cứ điều kiện của từng địa phương. "Cho đến nay, tôi chưa thấy địa phương nào có ý kiến giờ làm việc này ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc thay đổi nào cũng cần phải đánh giá tác động. Nơi nào muốn điều chỉnh thì hãy đánh giá tác động xem có cần thiết phải điều chỉnh hay không?" - ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Đối với ý kiến cho rằng ở nước ngoài quy định nghỉ trưa ngắn để tiết kiệm thời gian, ĐB tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh hiện ở Việt Nam không dễ thay đổi thói quen sinh hoạt, do đó không nên quy định thống nhất giờ làm việc trên cả nước trong luật mà giữ nguyên như hiện hành. Luật chỉ quy định ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 40 giờ hoặc 48 giờ, còn lại các địa phương căn cứ vào điều kiện tự nhiên để quy định linh hoạt.

Rất khó thống nhất giờ làm chung cả nước

Đánh giá về đề xuất của ĐB Nguyễn Văn Cảnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng đây là ý kiến cần tham khảo. Tuy nhiên, việc thống nhất giờ làm việc chung trong cả nước là rất khó.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, để quyết định thay đổi giờ làm, cần xử lý nhiều vấn đề liên quan, bố trí giờ làm việc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ, tránh ùn tắc giao thông. Còn bố trí giờ cùng trễ hoặc cùng sớm sẽ không giải quyết được tình trạng này. Bố trí giờ làm phải thận trọng, bảo đảm nhu cầu của người lao động nhưng phải hài hòa trong việc xử lý ùn tắc giao thông.

"Giờ làm việc hành chính phải phù hợp với nhiều cơ quan. Hiện giờ làm việc theo quy chế chung. Ví dụ, phía Bắc giờ làm việc bắt đầu từ 8 giờ nhưng phía Nam bắt đầu từ 7 giờ hoặc 7 giờ 30 phút do đặc điểm tình hình địa phương. Thống nhất chung cả nước thì rất khó mà nên quy định vùng miền, TP lớn, có tính đặc thù" - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề xuất.

Theo ông, giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm nguyên tắc làm việc 8 giờ/ngày. Tăng, giảm giờ làm đều phải tuân thủ Bộ Luật Lao động. Hiện nay, nhiều cán bộ, công chức làm việc hơn 8 giờ/ngày, trưa không nghỉ, tối về muộn. Mục đích là chúng ta làm hết việc chứ không phải hết giờ.

Về đề xuất cán bộ, công chức, người lao động chỉ nên nghỉ trưa 1 giờ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết thời gian qua, nhiều cơ quan đang thực hiện không nghỉ trưa. Cán bộ cũng tranh thủ làm buổi trưa, ở cơ quan cũng đâu có chỗ nghỉ, ăn cơm xong làm việc ngay để về sớm đón con cái tan học. Đó là nhu cầu, sự sắp xếp hợp lý.

Tuy nhiên, ông Lê Vĩnh Tân cho rằng cần lắng nghe ý kiến của người lao động để tổng hợp, bố trí hợp lý, không bị ách tắc, người làm trước, người làm sau, người nghỉ trước, người nghỉ muộn. Nếu sắp xếp trùng giờ sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông. Bộ Nội vụ cũng chưa có khảo sát, đánh giá nào về việc thay đổi giờ làm. 

Thói quen đi làm chở con đi học

ĐB Bùi Sỹ Lợi cho rằng thời gian làm việc không phải là yếu tố mang tính chất quyết định tác động đến năng suất lao động. Tác động quyết định phải là công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, điều kiện làm việc. "Ở Việt Nam vẫn đang có thực trạng khi mẹ đi làm thì chở con đi học, khi đi làm về thì đón con. Không đơn giản như ở nước ngoài là trẻ con đi học có xe buýt đưa đón. Thực tế, công chức của chúng ta chưa có đủ điều kiện để có thể áp dụng như nước ngoài" - ông Bùi Sỹ Lợi nhìn nhận.

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...

Hơn 120 website, ứng dụng thương mại điện tử bị 'khai tử'

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Bộ Công Thương đã phối hợp rà soát chéo với cơ quan thuế, qua đó chấm dứt hoạt động của hơn 120 website và 48 ứng dụng thương mại điện...

TP Hồ Chí Minh thu hút hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Trong số hơn 2,86 tỷ USD vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 935,3 triệu USD; vốn đầu tư trong nước đạt 45.437 tỷ...

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kiến tạo niềm tin bền vững thúc đẩy kinh tế tư nhân

Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cốt lõi: Kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở đâu trong bức tranh phát triển quốc gia? Và đâu là những điều kiện cần để khu vực này...

Bỏ thuế khoán có giúp hộ kinh doanh muốn thành doanh nghiệp?

Chính thức hóa khu vực phi chính thức, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, hỗ trợ thích đáng, phù hợp cho mỗi thành phần kinh tế là việc...

Đề xuất không tổ chức quốc tang với 4 chức danh cán bộ cấp cao có vi phạm

Bộ VH-TT-DL đề xuất 4 chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ được tổ chức lễ tang theo nghi thức cấp cao thay vì quốc tang.

Quốc hội yêu cầu báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Trung ương

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cùng với việc sửa đổi Luật Báo chí, báo chí cần chủ động nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, bám sát nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98